Người Việt mạnh tay chi 3 tỉ USD/năm cho con cái du học

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 14:32, 09/06/2016

Hiện nay có hơn 110.000 du học sinh Việt Nam tại 47 quốc gia trên thế giới, ước tính chi phí du học của họ vào khoảng 3 tỉ USD mỗi năm.

Báo cáo mới nhất cótên gọi “Những nền tảng cho tương lai”,nghiên cứu “Giá trị của giáo dục” của HSBC vừa được công bố với 60% người tham gia khảo sát, tương đương với 6.200 phụ huynh ở 15 quốc gia, cho biết họ có thể sẵn sàng đi vay để cho con em mình được đi học đại học. Các nướcChâu Á vàMexico là hai khu vực chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thểvới 81% tại Trung Quốc, 74% tại Mexico, cònẤn Độ là 71%...

35% trong số đó cân nhắc họ sẽ cho con đi du học ở bậc đại học. Cụ thể, tỷ lệnàycao nhất ở Indonesia với 60%, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất 58%, Hồng Kông 54%. Ngược lại, tỷ lệ thấp nhất thuộc về Ai Cập với 10%, Pháp và Úc 16%.

Trong khi đó, gần phân nửa các bậc cha mẹ, với 44%,cân nhắc cho con mình có một trải nghiệm giáo dục quốc tế, với tỷ lệ cao nhất thuộc về các quốc gia châu Á: Indonesia với 58%, Malaysia 56%, Singapore 53%.

RiêngViệt Nam, các bậc phụ huynh cũng đang đầu tư ngày càng nhiều vào tương lai giáo dục của con cái, trong đó có việc cân nhắc cho con đi du học để chúng có điều kiện trải nghiệm môi trường giáo dục quốc tế.

Hiện nay có hơn 110.000 du học sinh Việt Nam tại 47 quốc gia trên thế giới, ước tính chi phí du họcvào khoảng 3 tỉ USD mỗi năm.Trung bình mỗi du học sinh Việt chi tiêu khoảng 30.000 - 40.000 USD/năm cho học phí và sinh hoạt phí.

Việt Nam đứng thứ 6 sau trong số các quốc gia có số lượng du học sinh tại Mỹ cao nhất, tính cả hệ thống giáo dục bao gồm cao đẳng, đại học và các cấp đào tạo khác. Úc và Canada cũng là hai quốc gia được nhiều người Việt lựa chọn để con cáidu học. Theo đánh giá của nhiều phụ huynh, nguyên nhân khiến tỷ lệ du học của người Việt tại Mỹ cao là do họ muốn con có cơ hội được rèn luyện trong môi trường nói tiếng Anh để hội nhập quốc tế và có cơ hội tìm kiếm việc làm cao.

Ông Kris Werner, Giám đốc Khối dịch vụ tài chính cá nhân và quản lý tài sản, Ngân hàng HSBC Việt Nam, cho biếtviệc cha mẹ đặt mục tiêu đầu tư cho tương lai giáo dục của con cái vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch tài chính của mình là bằng chứng cho thấy sự hy sinh vô điều kiện của những người làm cha làm mẹ. Trong số đó, không ít người đã cân nhắc đưa con đi học ở nước ngoài sau khi chúng hoàn tất chương trình đại học trong nước với kỳ vọng gia tăng triển vọng nghề nghiệp cho con họ sau này.

Lý giải về số học sinh Việt Nam đi du học ngày càng nhiều, GS Trương Nguyên Trân, từng là Giám đốc khảo thí của ĐH Bách khoa Paris, người được coi là chiếc cầu nối đưa hàng trăm sinh viên tài năng của Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài, cho rằngmột lý do quan trọng khiến số lượng học sinh Việt Nam chọn con đường du học ngày càng nhiều chính là do các nước phát triển luôn khuyến khích và tạo điều kiện làm việc cho những sinh viên có trình độ.

"Ví dụ, Úc sẵn sàng cấp giấy phép ở lại làm việc cho công dân Việt Nam có trình độ cao, Singapore cũng đồng ý cho du học sinh ở lại sau khi tốt nghiệp nếu được một công ty nào đó tiếp nhận... Nhiều quốc gia khác như Trung Quốc hay một số nước châu Âu cấp visa cho du học sinh khá dễ dàng", GS Trân cho biết.

Tuyết Nhung

tuyetnhung