Trung Quốc thất bại trong ý đồ chia rẽ khối ASEAN tại hội nghị Côn Minh
Chuyển động - Ngày đăng : 18:48, 17/06/2016
Hội nghị Ngoại trưởng Trung Quốc -ASEAN vừa qua đã có nhiều diễn biến bất ngờ, đầu tiên là những sự việc ngoài dự kiến trong phiên họp, kế đến là cuộc họp báo chung giữa hai bên bị hủy và cuối cùng là việc công bố thông cáo chung gặp trục trặc.
Có thể nói, dưới áp lực từ phía Trung Quốc -nước chủ này của cuộc họp lần này, các nước ASEAN một lần nữa không thể ra được một quyết định thống nhất về vấn đề Biển Đông, một vấn đề đang nổi cộm trong quan hệ giữa ASEAN và đối tác thương mại lớn nhất của khối là Trung Quốc.
Tại cuộc họp Ngoại trưởng Trung Quốc - ASEAN lần này, nước chủ nhà Trung Quốc đã tìm cách lái chủ đề của cuộc họp theo hướng có lợi nhất cho mình, với 3 mục tiêu lớn mà tạp chí Diplomat chuyên trang bình luận ngoại giao hàng đầu trong khu vực đã chỉ ra là:
1. Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á có thể giải quyết các bất đồng liên quan tới Biển Đông mà không có sự can dự của bên ngoài, kể cả phán quyết sắp được Tòa trọng tài thường trực (PCA) công bố.
2. Không cầnphải nâng cao vấn đề Biển Đông khi ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ bởi đó chỉ là một vấn đề trong mối quan hệ đối tác đang tiến triển tốt đẹp giữa Bắc Kinh và ASEAN.
3. Biển Đông không phải vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc mà là vấn đề giữa nước nàyvà 4 quốc gia thành viên có tranh chấp, đặc biệt là Philippines.
Tuy nhiên, sau cuộc họp tại Côn Minh vừa qua, thực sự cả 3 mục tiêu lớn của Bắc Kinh đều gần như không thể đạt được bởi sựphản ứng của một số nước ASEAN.
Mời "người ngoài" giải quyết vấn đề Biển Đông
Theo một quan chức ngoại giao Đông Nam Á nói với Diplomat, khối ASEAN đã chuẩn bị bản tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông như văn kiện Malaysia đã công bố ban đầu. Trung Quốc cũng biết chuyện này từ trước.
Bắc Kinh quyết định chặn khối ASEANđưa ra các quan điểm độc lập bằng cách gây sức ép, đặc biệt nhắm vào Chủ tịch luân phiên của khối ASEAN là Lào, buộc ASEAN phải rút bản tuyên bố chung, dù khi ấy bản tuyên bố này đã được công khai cho nhiều đơn vị truyền thông.
Trong ngắn hạn, thay vì chung tay cùng ASEAN giải quyết vấn đề Biển Đông, Trung Quốc sử dụng quyền lực của mình để làm suy yếu tính thống nhất của ASEAN, thậm chí không cho khối này đưa ra quản điểm lập trường chung của mình.
"Cách tiếp cận vấn đề theo kiểu thắng-thua của Trung Quốc làm cho phương pháp ngoại giao không khả thi và những biện pháp khác ít hợp lý hơn", nhà ngoại giao ASEAN trênnói với Diplomat, chỉnh lại nguyên tắc ngoại giao lâu nay mà Trung Quốc vẫn nói với ASEAN là "cùng thắng".
Chính cách tiếp cận vấn đề một cách thô bạocủa Bắc Kinhkhiếncác nước ASEAN tránh thực hiện các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốcvà mong muốn "người ngoài" như Mỹ trợ giúp giải quyết xung đột.
Vấn đề Biển Đông lại nổi cộm hơn
Chính vì giải quyết vấn đề ngoại giao theo cách "thô bạo" của mình, Trung Quốc đã khiến ASEAN cũng như dư luận thế giới chú ý đến vấn đề Biển Đông nhiều hơn là việckỷ niệm 25 thiết lập ngoại giao giữa Trung Quốc -ASEAN.
Điều này được khẳng định ngay trong toàn văn thông cáo báo chí của ASEAN sau cuộc họp tại Côn Minh, lần đầu tiên khối ASEAN lại đưa ra nhiều lời lẽ đanh thép và thẳng thắn nhìn nhận về vấn đề Biển Đông đến như vậy.
Chưa hết, toàn văn thông cáo báo chí của ASEAN sau Hội nghị Ngoại trưởng Trung Quốc -ASEAN vừa được đăng tải cho thấy nội dung chủ yếu là nhắc đến vấn đề Biển Đông, bên cạnh vấn đề hợp tác 25 năm giữa hai bên.
Từ đó cho thấy ý đồgiảm nhẹ sự quan trọng của vấn đề Biển Đông màTrung Quốc muốnđã không thể thực hiện trong cuộc họp lần này.
Phảiphù hợp với pháp luật quốc tế
Mục tiêu thứ 3 của Trung Quốc là biến vấn đề tranh chấp trên Biển Đông trở thành vấn đề riêng của nước này với 4 nước thành viên của ASEAN thay vì là vấn đề chung của cả khối. Nhưng qua bản thông cáo chung của ASEAN được đưa ra sau hội nghị Côn Minh, nhóm 10 nước Đông Nam Á đã có thấy sự đồng lòng trong cách giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
"Tại hội nghị, các nước ASEAN đã đồng thuận nhất trí về nội dung Tuyên bố báo chí của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN", thông cáo báo chí của khối ASEAN về Hội nghị Ngoại trưởng Trung Quốc -ASEAN diễn ra ở TP.Côn Minh khẳng định sự đồng thuận của khối.
"Chúng tôi mong muốn sẽ phối hợp cùng Trung Quốc đưa sựhợp tác củahai bên lên tầm cao mới. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không thể bỏ qua những gì đang xảy ra ở Biển Đông vì đây là một vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. Đó cũng chính là mục đích của việc tổ chức Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc ngày hôm nay".
Không chỉ nhắc về vấn đề Biển Đông, trong thông cáo chung của mình ASEAN khẳng định "tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp với các quy định được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)".
Đồng thời ASEAN cũng nhắc nhở Trung Quốc không nên có các hành động "làm phức tạp thêm tình hình hoặc làm leo thang căng thẳng, và tìm kiếm giải pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế".
ASEAN cũng tái khẳng định lại nguyên tắc xử lý vấn đề Biển Đông là "tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, dựa trên các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và Hiến chương Liên Hợp Quốc".
"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong việc triển khai tất cả các hoạt động, kể cả việc bồi đắp, có thể làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông", khối ASEAN không quên nhắc lại các hành động phi pháp của Trung Quốc trong thời gian qua.
Cuối cùng, ASEAN nhấn mạnh việc phải tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và ghi nhận tiến trình và các bước tham vấn mới nhằm thúc đẩy sớm thông qua một Bộquy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và thậm chí là xây dựng Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển ở Biển Đông (CUES).
Có thể thấy,Trung Quốc ít nhiềuthành công trong việc gây sức ép với khối ASEAN ngay tại hội nghị Côn Minh, nhưng đã không thành công trong cả 3 mục tiêu mà họ muốn khi tổ chức hội nghị này.
ASEAN cho thấy khối nàyđã có thể vượt qua các xung đột lợi ích nội tại, sự o ép từ một nước lớn mà đưa ra các quyết định có phần mạnh mẽ, truyền đạt sự lo lắng chưa từng có của cả khối đối với vấn đề an ninh khu vực.
Thiên Hà (theo Diplomat)