San hô ở Côn Đảo và trên thế giới bị tẩy trắng hàng loạt

Quốc tế - Ngày đăng : 04:57, 23/06/2016

Đại dương toàn cầu đang đối mặt với hiện tượng san hô bị tẩy trắng kéo dài nhất từ trước đến nay,. San hô tại Côn Đảo cũng chịu chung số phận bị tẩy trắng. Cục Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) khẳng định chưa có dấu hiệu cho thấy hiện tượng này sẽ sớm kết thúc.

Theo báoThe Christian Science Monitor ngày 21.6 (giờ địa phương), dự báo từ Cục Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết nhiều rạn san hô trên thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với hiện tượngnóng lên bất thường của nước biển trong năm thứ ba liên tiếp, khiến các rạn san hô bị tẩy trắng mạnh hơn nữa.

Trước đó, hội nghị chuyên đề quốc tế về rạn san hô ở Honolulu với sự tham gia của hơn 2.500 chuyên gia về san hô, giới hoạch định chính sách và các nhà quản lý đến từ 70 quốc gia cũng đưa ra nhận địnhtương tự.

“Đây là thời điểm cần có thay đổi để bảo tồn các rạn san hô và nhiều loài sinh vật khác đang đối mặt với hiện tượng tẩy trắng toàn cầu chưa từng có từ trước đến nay. Chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về hiện tượng tẩy trắng và có hành động chống lại tác động của biến đổi khí hậu”, Giám đốc Chương trình Bảo tồn đá ngầm san hô của NOAA Jennifer Koss nhận xét như trên.

Kì quan của biển đang chết dần

Hiện tượng san bộ bị tẩy trắng xảy ra khi nước biển nóng lên hay ô nhiễm phá vỡ mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và vi tảo (zooxanthellae) sống bên trong các rạn san hô. Trong mối quan hệ này, tảo zooxanthellae cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và tạo ra màu sắcđa dạng cho san hô. Tuy nhiên khi nước biển nóng lên, mối quan hệ cộng sinh đãbị phá vỡ khi tảo zooxanthellae rời bỏ ngôi nhà của mình, khiến san hô hóa vôi và chuyển sang màu trắng.

Các rạn san hô bị tẩy trắng do nhiệt độ tăng.
Các rạn san hô bị tẩy trắng do nhiệt độ nước biển tăng.

Từ giữa năm 2014, nhiệt độ tại các đại dương trên thế giới bắt đầu tăng lên khiến các rạn san hôtrải qua một đợt tẩy trắng lớn. Một số san hôđang chết dần khi hiện tượng này tiếp tục kéo dài.

Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn trong năm 2016 khi hiện tượng El Nino xuất hiện và gây ra sự tàn phá mãnh liệt hơn bao giờ hết. Vùng biển ở đông Thái Bình Dương đang nóng lên từng ngày do hiện tượng này, dẫn đến san hộ bịtẩy trắng trên diện rộng. Thậm chí hiện tượng tẩy trắng còn diễn ra dọc rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef ở Úc.

Theo dự báo của NOAA, nhiệt độ nước biển tăng cao dự kiến sẽ tiếp tục gây thiệt hại cho các rạn san hô tại Hawaii, Guam, quần đảo Bắc Mariana, vùng Caribêvà vịnh Mexico. Hiện tượng tẩy trắng san hô xảy ra phổ biến nhất tại các quốc đảo Palau và Micronesia ở Thái Bình Dương với tỷ lệ tẩy trắng lên đến 90%.

Hành động của con người

Để đối phó với hiện tượng tẩy trắng san hô, nhiều nước đã cố gắng giảm tác động của dòng biển nóng và ảnh hưởng của con người như ngăn cấm đánh bắt quá mức, qua đó tăng khả năng phục hồi của san hô sau khi trải qua hiện tượng tẩy trắng. Các tổ chức khoa học cũng tìm kiếm nhiềucách khác nhau để bảo vệ và phục hồi các rạn san hô một cách hiệu quả.

NOAA đã liệt kê 20 loại san hô bị đe dọa vào năm 2014 nhằm đưa ra kế hoạch bảo vệ kịp thời đối với từng loại cụ thể. Bất kỳ hoạt động nào có thể tác động đến việc phục hồicác loại san hô trong danh sách được liệt kê cần phải đượccác cơ quan quản lý thông quavà tham khảo ý kiến từ NOAA.

Trong khi đó, các nhà khoa học Úcđã tạo áp lực buộc chính phủ nước này phải có hành động thiết thực hơn, qua đó vừa bảo vệ các rạn san hô vừa chống lại tác động của biến đổi khí hậu. Một số nhà khoa học cũng nỗ lực tìm kiếm những loại san hô có khả năng phục hồi tốt, đủ khả năng phát triển tại vùng biển nóng.

Rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef cũng đối mặt với hiện tượng tẩy trắng.
Rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef đối mặt với hiện tượng tẩy trắng.

Một nhóm các nhà nghiên cứu do Andrea Grotolli, người đứng đầu khoa khí hậu và môi trường tại Đại học bang Ohio, đứng đầunhận thấy các loại san hô có trữ lượng chất béo cao có thể tồn tại khi hiện tượng tẩy trắng xảy ra và đợi cho đến khi vi tảo cộngsinh trở lại. Nghiên cứu này cho phép các nhà khoa học nghiên cứubảo tồn san hô có thể tập trung vào cáckhu vực dễ bị tổn thương và ngăn cản tác động từcon người.

Tiến sĩ Jack Kittinger, thành viên Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, cho rằng ngoài các biện pháp phục hồi san hô bị tẩy trắng, con người cũng cầntìm kiếm cácgiải pháp để bảo vệ và khai thác hợp lý san hô.

Ông nhận định cần tiếp cận vấn đề theo hai hướng. Một là nghiên cứu các địa phương có cách quản lý rạn san hô hiệu quả để học cách tồn tại song song với chúng. Hai làtạoáp lực buộc các nước giảm khí thải carbon vốn là tác nhân gián tiếp làm tăng nhiệt độ nước biển và quá trình axit hóa.

San hô tại Côn Đảobị tẩy trắng hàng loạt

Hiện tượng san hô bị tẩy trắng cũngđã xảy ra tại Việt Nam. Theo báo Tuổi Trẻ (TPHCM),Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo cho biết một lượng lớn san hô thuộc vùng biển huyện Côn Đảo đang bị tẩy trắng và chết dần trên diện rộng khoảng từ 600 đến 800 ha. Tại các địa điểm như Cựa Gà, Hòn Tài, Bãi Dương, Cát Lớn, bãi Xi Măng, mặt trước Hòn Cau, bãi Cô Vân, Bãi Vong, Bờ Đập và Đầm Tre, tỉ lệ san hô bị tẩy trắng khoảng 60-70%.

Khu vực phía tây Côn Đảo, các điểm nhưĐầm The, hòn Tre Lớn, hòn Tre Nhỏ, Ông Câu, mũi DK, Ông Đụng, Đầm Trầu, Ông Cường tình trạng tương tự cũng xảy ra nhưng với tỉ lệ thấp hơn khoảng 10-20%. Các nhóm san hô bị tẩy trắng chủ yếu là san hô khối, san hô cành, san hô phiến và san hô nấm, ở độ sâu từ mực triều cạn là 3m đến độ sâu hết phân bố rạn san hô là khoảng 15m.

Nguyên nhân khiến san hô tại Côn Đảo bị tẩy trắng được cho là do nhiệt độ nước biển nóng dần lên hơn mức bình thường, khi chịu tác động từ hiện tượng El Nino kéo dài trong suốt năm 2015 đến các tháng đầu năm 2016.

Hàn Giang

Hàn Giang