Trong TPP, nhà đầu tư có thể kiện nhà nước và phải xử công khai
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 13:47, 23/06/2016
Đó là ý kiến của ông Hà Duy Tùng – Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính)tại diễn đàn “Doanh nghiệp Việt: Kết nối và hội nhập trong kỷnguyên FTA thế hệ mới” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Viết Nam (VCCI) phối hợp với Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế và Ủy ban Đối ngoại củaQuốc hội tổ chức ngày 23.6.
Ông Hà Duy Tùng cho biếthiệnnước ta đã ký kết 11 hiệp định thương mại tự do, tuy nhiên, trong những hiệp định khác, việc giám sát chưa được thực hiện nghiêm chỉnhvà đi vào thực thi cũng chưa có một cơ chế nào hữu hiệu. Tuy nhiên, trong TPP thì khác hẳn, cơ chế giám sát rất chặt chẽ.
Ông Tùng nêu ví dụ về dệt may. Mỹ rất lo ngại và yêu cầu xuất xứ, quy trình chặt chẽ cơ bản từ A đến Z. Thông qua cơ sở dữ liệu và quản lý rủi ro, họ nắm rất chắc năng lực sản xuất của Việt Nam, vì vậyhọ sẽ có ngay những đoàn giám sát khi có dấu hiệu bất thường xuất khẩu tăng đột biến.
Theo ông Tùng, một đặc trưng trong Hiệp định TPP làcơ chế pháp lý. Trước đây khi tham gia các hiệp định tự do, nếu ta làm sai thì cũng chưa hề có vụ kiện, giải quyết tranh chấp nào trong các nước ký kết.Còn với TPP, cócơ chế nhà nước kiện nhà nước và cơ chế nhà đầu tư kiện nhà nước khi xảy ra vi phạm. Đây là thách thức và rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Về bảo bảo hộ đầu tư, theo ông Hoàng Mạnh Phương – Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch -Đầu tư) thì đây là nội dung quan trọng và khá nhạy cảm. Trong hiệp định này, yêu cầu về bảo hộ đầu tư rất cụ thể và công bằng, thỏa đáng, đảm bảo bảo hộ an toàn và đầy đủ theo tập quán quốc tế. Hiệp định cũng nêu rõ nhà đầu tư cần chứng minh rõ ràng khi khởi kiện.
“Trong hiệp định TPP cũng có nước đã có bước tiến xa hơn, cụ thể bảo hộ không chỉ là tài sản đầu tưmà tính cả những lợi ích liên quan, nhưng cũng không có nghĩa là nhà đầu tư được đòi hỏi quá đáng. Như vậy, có thể nói hiệp định này có nhiều bước phát triển mới cân bằng và chặt chẽ” – ông Phương nói.
Nói thêm về việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài quốc tế, theo ông Phương, với cam kết này, nhà đầu tư được khởi kiện chính phủ tại trọng tài quốc tế, tuy nhiên nhà đầu tư khởi kiện không căn cứ sẽ bị phạt.
Theo ông Phương, trong TPP sẽ cho phép doanh nghiệp kiện từ giai đoạn đăng ký đầu tư và được áp dụng đối với các hợp đồng đầu tư. Với nội dung minh bạch hóa thủ tục giải quyết tranh chấp, xét xử công khai và cho phép sự tham gia của 3 bên.
“Đây được coi là cam kết quan trọng và hoàn toàn mới, nhất là đối với các nước trong khối ASEAN. Nội dung này cũng chưa bao giờ Việt Nam cam kết ở đâu cả. Mặc dù việc mình bạch này sẽ tạo gánh nặng pháp lý nhưng có tác động tích cực đến sự hành xử của từng nước”– ông Phương khẳng định.
Tại diễn đàn, ông Hà Duy Tùng đã đưa ra một số lưu ý trong thời gian tới. Đó là trong một hiệp định thế hệ mới, những vấn đề về thuế sẽ liên quan đến các vấn đề khác. Trong khi đó Việt Nam còn rất nhiều rào cản như xuất xứ hàng hóa, tính ràng buộc về môi trường, lao động…
“Chúng ta đang ở trong bối cảnh rất nhiều hiệp định thương mại được thực thi, sắp tới lại có thêm 4 – 5 hiệp định nữa cho nên mối quan hệ sẽ rất ràng buộc và đan xen lẫn nhau” – ông Tùng nói.
Theo ông Tùng,các hiệp định thương mại thực thi khiến các chính sách của nhà nước dần dần thay đổi theo chiều hướng tốt lên.Do đó, thời gian tới cần tăng cường sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước để chống gian lận thương mại và tham vấn trong việc đàm phán các hiệp định thế hệ mới.
Trí Lâm