Uy lực tên lửa diệt hạm BrahMos thuộc loại nguy hiểm nhất thế giới

Chuyển động - Ngày đăng : 06:26, 28/06/2016

Ngày 17.6, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar chính thức xác nhận Ấn Độ và Nga (hai nước hợp tác sản xuất tên lửa siêu thanh BrahMos) đã đồng ý trên nguyên tắc bán tên lửa BrahMos cho "các nước có quan hệ thân thiện với Ấn Độ và Nga”, trong đó có Việt Nam.

Theo Tập đoàn thông tinJane’s (chuyên thu thập và phân tích thông tin quân sự), Nga và Ấn Độ đã nhất trí danh sách 14 nước sẽ được mua tên lửa BrahMos, trong đó có 5 nước được ưu tiên là Việt Nam, Indonesia, Nam Phi, Chile và Brazil.

Tên lửa Nga-Ấn hợp tác sản xuất

Tên lửa BrahMos (còn gọi là PJ-10) được đặt tên theo cách kết hợp tên hai con sông Brahmaputra ởẤn Độ và sông Moskva ởNga.

BrahMos là sản phẩm của Công ty liên doanh BrahMos Aerospace được thành lập năm 1988 từ sự hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ và Tập đoàn Tên lửa Nga.

Từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2000, BrahMos Aerospace tập trung phát triển tên lửa BrahMos dựa trên thiết kế của tên lửa hành trình SS-N-26 (3M55 Oniks/Yakhont/Bastion) do Nga sở hữu.

Đến năm 2004, BrahMos Aerospace đưatên lửa BrahMos vào sản xuất. Lúc đầu, tên lửaBrahMos chỉ được sản xuất rất hạn chế, khoảng 10-15 tên lửa/ năm. Từnăm 2008, số lượng sản xuất đã đượctăng thêm.

Hiện đã có 360 tên lửa BrahMos được sản xuất phục vụ cho quân đội Ấn Độ vàmột số lượng nhỏ được chuyển cho Nga.

Hiện nay, BrahMos Aerospace dự định xuất khẩu loại tên lửa này. Theo công bố trên trang web công ty, họ đã lập sổ đặt hàng trị giá 13 tỷ USD cho những đối tác muốn mua BrahMos có thể đăng ký.

Phiên bản đầu tiên của BrahMos là phiên bản trang bị cho tàu chiến Ấn Độ vào năm 2005.

Đến nay, chỉ có quân đội củaẤn Độ và Nga sở hữu hệ thống này. BrahMos đã được trang bị cho tàu chiến INS Tabar, INS Trishul thuộc lớp Talwar; tàu chiến INS Shivalik thuộc lớp Shivalik cùng vớimáy bay Su-30MKI của quân đội Ấn Độ.

Tên lửa Brahmos được giới thiệu với Thủ tướng Ấn Độ Neranda Modi- ảnh: Brahmos Aerospace
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi quan sát tên lửa BrahMos. Ảnh: BrahMos Aerospace

Ngoài ra, các tàu thuộc lớp Gorshkov của Nga cũng sẽ sớm được trang bị. Sắp tới, khi Nga đang có ý định mua máy bay Su-30MKI, một sản phẩm hợp tác khác giữa Nga và Ấn thì rất có thểmáy bay đều được tích hợp cả tên lửaBrahMos.

Một trong những tên lửa diệt hạm nguy hiểm nhất thế giới

Theo đánh giá của trang National Interest, BrahMos là một trong 5 tên lửa diệt hạm nguy hiểm nhất mọi thời đại và là tên lửa diệt hạm tầm thấp nhanh nhất thế giới.

Tên lửa có hai tầng, giúp đẩy tốc độ lên gấp 2,8 lần tốc độ âm thanh (khoảng 1km/giây); tầm bắn tối đa 290 km nhưng có thể được nâng lên thành 300-500 km; có thể bay cách mặt biển 10 m; mang được đầu đạn 200-300 kg.

Hiện tại, BrahMos đã có các biến thể được triển khai gồm hạm đối hạm, hạm đối đất, đất đối đất, đất đối hạm.Ngoài ra, cácbiến thể khác bao gồm không đối hạm, không đối đất, tàu ngầm đối hạm, tàu ngầm đối đất cũngđang được phát triển.

BrahMos-M là biến thể hiện đại được giới thiệu vào năm 2014, chiều dài được rút gọn từ 8,4m xuống còn 6m, khối lượng giảm từ 2.200-2.500 kg xuống còn 1.500 kg, tầm bắn giữ nguyên nhưng tốc độ đã tăng từ 2,8 lên 3,5 lần tốc độ âm thanh.

Tên lửa Brahmos bắn từ một tàu chiến Ấn Độ- ảnh: Brahmos Aerospace
Tên lửa BrahMos bắn đi từ tàu chiến Ấn Độ. Ảnh: BrahMos Aerospace

Theo thông tin trên trang web của Công ty BrahMos Aerospace, nếu so sánh với những tên lửa có tốc độ dưới tốc độ âm thanh tiên tiến nhất hiện nay, BrahMos có vận tốc nhanh hơn gấp 3 lần, có tầm bắn hơn từ 2,5 đến 3 lần, có tầm tìm kiếm mục tiêu gấp 3-4 lần và có động năng cao gấp 9 lần.

Theo trang Indian Defence Review, so sánh với tên lửaTomahawk được Mỹ sử dụng trong nhiều cuộc chiến, BrahMos có lợi thế vượt trội về tốc độ và trọng lượng.

Tomahawk có tốc độ tối đa là 880 km/giờ, đạt mức 0,7 Mach (70% tốc độ âm thanh) trong khi tốc độ của BrahMos gấp 2,8 lần tốc độ âm thanh. Với tốc độ nhanh và trọng lượng gấp đôi Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần tên lửa Tomahawk khi đâm vào mục tiêu.

Hiện tại, Trung Quốc đang sở hữu hệ thống tên lửa diệt hạm DF-21D với biệt danh “sát thủ tàu chiến” do chính nước này phát triển.

Tuy nhiên, DF-21D lại là tên lửa đạn đạo chứ không phải là tên lửa diệt hạm, tức là để đi được xa, tên lửa này phải được phóng lên rất cao, quỹ đạo ra khỏi tầng khí quyển rồi mới bay xuống mục tiêu.

Ngoài ra, tên lửaBrahMos còn có hai điểm ưu việt khác.

Thứ nhất, tên lửa này hoạt động theo cơ chế “bắn và quên” (fire and forget principle), tức là sau khi phóng đi sẽ tự động nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh rồi tự tìm đến mục tiêu chứ không cần thêm bất kỳthao tác điều khiển nào nữa. Trên đường bay, BrahMos còn có khả năng bay hình chữ S, tức có thể biến tốc và đổi hướng hai lần để tránh radar.

Thứ hai, tên lửa có thể nhận cả tín hiệu GPS từ vệ tinh của Mỹ lẫn tín hiệu từ vệ tinh GLONASS của Nga. Cuối hành trình bay, BrahMos sẽ tự ngắt tín hiệu, hạ thấp độ cao, kích hoạt đầu dẫn tự động và khóa mục tiêu chính xác tới hàng mét.

Brahmos hoạt động theo cơ chế “bắn và quên”, sau khi phóng đi sẽ tự động nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh rồi tự tìm đến mục tiêu chứ không cần thêm bất kì thao tác điều khiển nào nữa
Tên lửa BrahMos hoạt động theo cơ chế “bắn và quên”. Sau khi phóng đi tên lửa tự động nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh rồi tự tìm mục tiêu. Ảnh: Slide Share
Cẩm Bình (theo National Interest, BrahMos Aerospace, Indian Defence Review)

Cẩm Bình