Hà Nội: Bất chấp nắng nóng, nguồn cung rau xanh vẫn tăng chóng mặt
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 14:55, 27/06/2016
Nguồncung dồi dào, giá cả ổn định
Hiện nay là thời điểm chính vụ thu hoạch rau hè ở nhiều khu vực lân cận địa bàn Thủ đô như: Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc...Đồng thời,những khu vực này cũng là nơi cung cấp lượng lớn rau cho TP. Hà Nội.
Khảo sát các chợ dân sinh tại Hà Nội như: chợ Thái Hà, Ngọc Hà, Ngã Tư Sở, Láng Hạ B...cho thấy, các mặt hàng rau xanh đang được tiêu thụ rất mạnh, nguồn cung về các chợ tương đối lớn, nhưng giá cả vẫn rất ổn định.
Cụ thể, giá hầu hết các loại rau, củ, quảổn định, thậm chí còn có dấu hiệu giảm. Rau muống, rau mồng tơi, rau ngót, rau dền, rau lang ở mức 2.000 - 3.000 đồng/mớ, các loại rau cải 12.000-15.000 đồng/kg; Bắp cải phổ biến 13.000 -15.000 đồng/kg; khoai tây phổ biến 17.000 - 18.000 đồng/kg; cà chua phổ biến 15.000 - 20.000 đồng/kg, bầu có giá 10.000 đồng/quả...
Trong khi đó, các loại thực phẩm tươi sống cũng có giá tương đối ổn định, riêng giá một số mặt hàng thủy, hải sản giảm nhẹ: Thịt lợn hơi ổn định, giá phổ biến khoảng 46.000-51.000 đồng/kg; Thịt bò giá phổ biến khoảng 260.000 - 270.000 đồng/kg. Thịt gà ta ở mức 100.000 - 110.000 đồng/kg; thịt gà công nghiệp làm sẵn ở mức 50.000 - 60.000 đồng/kg...
Cá chép phổ biến 65.000 - 80.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg; tôm sú phổ biến 185.000 -187.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg; cá quả phổ biến 117.000 -125.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg...
Theo một tiểu thương tên Minh, kinh doanh rau tại chợ Thái Hà, thời điểm nắng nóng hiện nay chính là lúc nhu cầu rau xanh tại chợ tăng mạnh hơn bao giờ hết. Trung bình một ngày mỗi cửa hàng rau trong chợ phải bán được 5 thùng rau củ quả các loại. Nguồn cung rau tháng 6 cao gấp 1,5 lần so với tháng 5.
Lý giải nguyên nhân các loại rau xanh được tiêu thụ mạnh nhưng giá vẫn ổn định, thậm chí còn giảm so với 1-2 tháng trước, tiểu thương này cho biết, nguồn cung lớn nên không phải nhập từ nhiều khu vực, theo đó chi phí vận chuyển không cao, và giá rau xanh khi được bán cho người tiêu dùng cũng ở mức vừa phải.
Dự đoán giá rau xanh thời gian tới khi nhiệt độ tiếp tục tăng cao và nắng nóng kéo dài, các tiêu thương cho rằng, nếu nguồn cung dồi dào, chi phí nhập vào ổn định thì giá rau sẽ vẫn giữ nguyên. Ngược lại, nếu nắng nóng kéo dài ảnh hưởng tới việc trồng rau thì nguồn cung sẽ giảm và giá rau xanh bán ra buộc phải tăng nhẹ.
Cẩn thận rau tàu "đột lốt" rau ta
Dù nguồn cung rau xanh dồi dào, nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng rau Trung Quốc trà trộn trên các sạp rau tại các khu chợ. Vì tận dụng cơ hội rau xanh trong nước đang nhiềunên các tiểu thương sẽ nhập thêm rau Trung Quốc với mức giá rẻ để về bán với giá Việt Nam, đó là nhận định của một số tiểu thương tại chợ đầu mối Hà Nội.
Anh Minh, một người chuyên cung cấp rau xanh từ Hưng Yên vào TP. Hà Nội cho biết, rau Trung Quốc hiện vẫn được bày bán nhiều tại thành phố. Nếu không nhập rau từ Trung Quốc, người trồng rau thường mua giống rau Trung Quốc để trồng vì giống rau Trung Quốc rẻ hơn và lớn nhanh hơn.
Anh Minh lấy ví dụ như rau đay, nếu là rau đay quê trồng bằng giống ta (rau đay ta) thì thân và bản lá dài và nhỏ, màu lá rau lúc chính vụ như hiện nay sẽ xanh mươn mướt, nấu lên rất nhớt và mùi thơm của rau nhẹ nhàng. Còn rau đay trồng bằng giống Trung Quốc, thân và lá rất to và dài, nấu lên ít nhớt và đặc biệt có vị đắng, mùi cũng rất nồng, màu lá rau thẫm hơn giống rau đay ta.
"Trên địa bàn thành phố, rau đay hiện được bày bán đều là rau đượctrồng bằng giống Trung Quốc. Rau quê rất ít và cũng rất đắt", anh Minh nói.
Ngoài ra, các tiểu thương kinh doanh rau củ quả khác cũng tiết lộ cách phân biệt "rauta" và "rautàu". Ví dụ như:với quả chanh, các tiểu thương cho biết,chanh ta quả nhỏ và màu thẫm, mùi thơm thoang thoảng hơn chanh tàu. Bí đỏ của ta nhỏ, sần sùi, mã xấu hơn nhưng ăn rất thơm và ngon, bí Trung Quốc thì có kích thước gấp 2,3 lần, quả dài, bóng, đẹp hơn nhưng ăn không ngon. Tương tự, cải thảo ta bắp tròn trịa, lá trắng xanh, cải thảo tàu lá xanh đậm, thon dài....
Theo Báo cáo củaTổng cục Hải quan 3 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã chi 39,2 triệu USD nhập rau quả và 14,9 triệu USD nhập thủy sản từ Trung Quốc. Đó là chưa kể tới một lượng lớn rau củ quả các loại Trung Quốc được đưa vào thị trường Việt Nam theo đường tiểu ngạch.
Tuyết Nhung