Những thiệt thòi của doanh nghiệp Việt bị kiện chống bán phá giá
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 18:51, 28/06/2016
Đó là nhận định của bà Cao Thanh Diệp - Phó trưởng phòng ASEAN (Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương) tại hội thảo "Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam-EU tới doanh nghiệp Việt Nam" ngày 28.6.
Do chưađược công nhận là nền kinh tế thị trường
Bà Diệp cho biếtdo Việt Nam không được công nhận là nền kinh tế thị trường nên khi doanh nghiệp Việt Nam bị kiện chống bán phá giá tại EU, cơ quan điều tra EU đã không sang thị trường Việt Nam giám sát giá sản xuất sản phẩm mà lại sang thị trường trong khu vực có điều kiện kinh doanh tương tự như Việt Nam để điều tra và đưa ra kết luận.
Bà Diệp lấy ví dụdoanh nghiệp xuất khẩu tôm, cá tra Việt Nam là nhữngdoanh nghiệp bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất tại EU do mức giá đưa sản phẩm vào thị trường này thấp hơn những quốc gia khác. Tuy nhiên, khi điều tra vụ việc, cơ quan kiểm tra EU lại không sang Việt Nam khảo sát giá trực tiếp mà lại sang Indonesia - quốc gia được EU cho là có điều kiện kinh doanh tương tự Việt Nam để điều tra mức giá sản phẩm khi sản xuất.
Theo bà Diệp, kết quả và cách thức điều tra như vậy không thực tế và khôngchính xác vì điều kiện nuôi trồng thủy sản và các chi phí sản xuất cho từng sản phẩm ở mỗi nước khác nhau. Điều này đã khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chịu thiệt thòitrên thị trường quốc tế. Để đòi lại công bằng cho doanh nghiệp trong nước, Việt Nam và EU nhiều lúc đã phải đàm phán rất lâu.
"Theo đó, Việt Nam cần phải được EU công nhận là nền kinh tế thị trường một cách đầy đủ. Và Việt Nam cũng luôn hy vọng EU sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường", bà Diệp nói.
Trên thực tế, nằm trong số rất ít các nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhưng hàng Việt Nam ở nước ngoài lại liên tiếp bị kiện chống bán phá giá.Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, hiện có tới gần 100 vụ kiện chống bán phá giá, kiện chống trợ cấp, kiện tự vệ đối với hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nước ngoài, trong đó có khoảng gần 50 vụ Việt Nam thua kiện và chịu áp đặt của nước nhập khẩu. Những mặt hàng của Việt Nam bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất trên các thị trường là: thép, tôn, cá tra, sợi, gỗ, pin khô AA, săm lốp.
Trong khi đó, tại Việt Nam, mặc dù có nhiều vụ làm giả hàng hóa, bán phá giá hàng nước ngoài tại Việt Nam nhưng chỉ có 4 vụ kiện và số vụ thành công là 2.
Giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp
Để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, các chuyên gia có mặt tại hội thảo cho rằngtrước tiên Chính phủ Việt Nam cần tích cực triển khai đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.
Tiếp đến cần xây dựng chiến lược đa dạng hóasản phẩm và đa phương hóathị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Theo hướng này, các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (nhưTrung Quốc, Nhật Bản...) các thị trường mới nổi (nhưHàn Quốc, Úc..) các thị trường mới (nhưTrung Đông, Nam Phi…). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa – một thị trường có tiềm năng phát triển.
Đồng thời, cầntăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng… Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu, về luật thương mại quốc tế, luật chống bán phá giá của các nước… nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện.
Tuyết Nhung