Những bài hát của một thời cách mạng và kháng chiến: Người con gái sông La
Văn hóa - Ngày đăng : 10:01, 05/07/2016
Lẩn mẩn chuyện cũ, nhớ hồi tháng 8 năm ngoái, tại tỉnhNghệ An khánh thành di tích Truông Bồn, một túi bom thời chiến tranh chống Mỹ. Tại đây, trên diện tích cái xóm nhỏ chỉ 200.000 mét vuông (20ha)đã có hơn 1.200 bộ đội, TNXP hy sinh. Tôi sực nhớ xứ mình những đất thiêng như vậy nhiều lắm, mà ngã ba Đồng Lộc ở Hà Tĩnh là một điển hình. Tại ngã ba nổi tiếng Đồng Lộc, có thể nói, mật độ bom, mật độ người chết do bom đạn, mật độ anh hùng dày nhất thế giới.Không chỉ 11 cô gái TNXP mà cả ngàn bộ đội đã hy sinh nơi này, trong đó có người anh họ tôi là Ngô Duy Điệng con bà bá tôi khi anh đang trên đường hành quân vào Namqua đây, nay chưa tìm thấy mộ. Rất nhiều người lính đã hy sinh khi chưa tới chiến trường.
Bên cạnhhàng ngàn anh hùng liệt sĩ vô danh ấy mà chúng ta đời đời ghi nhớ có những con người tên tuổi, hành động, vẻ đẹp đã gắn với Đồng Lộc, với ngã ba, điển hình là cô gái TNXP La Thị Tám. Chị đã cùng tiểu đội thép của mình bám trụ giữa túi bom, đạp lên bom thù mở tuyến thông xe, nối mạch máu giao thông ra tiền tuyến. Nói như nhà thơ Phạm Tiến Duật, "đường trong tim anh in những dấu chân" (Gửi em cô thanh niên xung phong). Trong ca khúc Người con gái sông La, ta luôn bắt gặp những hình ảnh đẹp đẽ kiên cường, phi thường của người con gái thời chiến, của những nữ TNXP chứ không phải chỉ riêng La Thị Tám: "Em dõi theo từng ngày, đếm từng loạt bom rơi. Cho bom nổ bên tai, em vẫn đứng giữa trời... Em người chiến thắng sức mạnh bạo tàn, đạp lên cái chết dáng em hiên ngang. Em là trời biếc của mùa xuân Việt Nam".
Lời bài hátNgười con gái sông Lađược phổ theo bài thơ của nhà thơ Phương Thúy. Ít người biết chị là nhân vật khá đặc biệt, một nghệ sĩ đàn tam thập lục nổi tiếng, là con gái cưng của nhà phê bình Hoài Chân - Nguyễn Đức Phiên (người viết Thi nhân Việt Namchung với anh ruột là Hoài Thanh), vợ của nhà báo nhà văn Tuân Nguyễn. Tuân Nguyễn bị hàm oan vụ ánxét lại chống đảng, đi tù năm 1968, chị Phương Thúyđằng đẵng chờ chồng, chấp nhận cực khổ. Sau 1975, anh được thả, hai anh chị vào Sài Gòn mưusinh, anh đi bán báo dạo kiếm sống, bị xe máy tông và qua đời. Chị về Bắc, khủng hoảng tâm lý, phải vào trại tâm thần - dưỡng lão Bắc Ninh sống nốt những năm cuối đời, gần như quên hết cả những vui buồn khổ đau đã chịu đựng trong kiếp trầm luân.
Nguyễn Thông
Mời bạn nghe bài hát Người con gái sông La trong clip kèm theo (Nguồn: Baicadicungnamthang)
Cảm ơnCông ty CP Tôn Đông Á và Công ty TNHH Bệnh viện Quốc tế City - Khu y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm Shangrilađã tài trợ chương trình này.