Ấn Độ đã có thêm cơ hội phát triển tên lửa

Chuyển động - Ngày đăng : 06:53, 03/07/2016

Ấn Độ đã ký kết Thỏa thuận về Chế độ Kiểm soát công nghệ tên lửa vào ngày 27.6. Như vậy Ấn Độ sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tên lửa, trong đó có tên lửa BrahMos mà Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quốc phòng, việc trở thành thành viên Thỏa thuận về Chế độ Kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) sẽgiúp Ấn Độ vượt qua sự cản trở của Trung Quốc để gia nhập một tổ chức quốc tế khác. Đó làNhóm Cung cấp hạt nhân (NSG).

Đẩy mạnh bán hệ thống tên lửa BrahMos

Thỏa thuận vềChế độ Kiểm soát công nghệ tên lửa là một thể chế được thành lập vào năm 1987 với cácthành viên ban đầu là nhóm G7, bao gồm Canada, Đức, Pháp, Ý, Nhật, Anh và Mỹ.

Mục đích ra đời của thỏathuận nàylà ngăn chặn phổ biến tên lửa và các hệ thống máy baykhông người lái chở vũ khí hủy diệt hàng loạt có tầm bắn từ 300 km trở lên. Với việc Ấn Độ gia nhập, thỏa thuận nàyhiện có 35 thành viên.

Sau khi gia nhập thỏa thuận,Ấn Độ sẽ được quyền tiếp cận các hệ thống tên lửa tiên tiến cũng như mua sắm máy bay không người lái, đồng thời cũng được quyền xuất khẩu các thiết bị kĩ thuật hàng không, tên lửa có tầm bắn không quá 300 km cũng như các hệ thống thông tin liên lạc.

Tạicuộc họp báo sau khi gia nhập thỏa thuận,ông S Jaishankar, bí thư đốingoại Ấn Độ, đã khẳng định việc trở thànhthành viên Thỏa thuận vềChế độ Kiểm soát công nghệ tên lửasẽ giúp Ấn Độ có thể bán đượcnhiều tên lửa, trong đó có tên lửaBrahMos, một trong những tên lửa diệt hạm nguy hiểm nhất thế giới có tầm bắn 290 km.

Tên lửa BrahMos được trang bị cho máy bay chiến đấu- ảnh: aviationweek.com
Tên lửa BrahMos được trang bị cho máy bay chiến đấu- ảnh: aviationweek.com

Theo đánh giá của nhà phân tích Bharat Karnad thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Ấn Độ, BrahMos là một vũ khí rấtlợi hại, “một tên lửa diệt hạm mà bất cứ lực lượng hải quân nào, kể cả hải quân Trung Quốc, cũng phải e dè”.

Nhiều nước Đông Nam Á như Indonesia và Malaysia cũng đã ngỏ ý mua tên lửaBrahMos để tăng cường khả năng quốc phòng trong bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông ngày càng căng thẳng.

Ngoài thị trường Đông Nam Á, Ấn Độ cũng xem xét bán hệ thống tên lửa BrahMos cho Nam Phi, Brazil và Chile.

Ấn Độ từ trước đến nay vốn được biết đến là nhà nhập khẩu thiết bị quốc phòng lớn. Nhưng với việc xuất khẩu tên lửa, chính quyền nước này hy vọng sẽ gia tăng tỷ lệ xuất khẩu thiết bị quốc phòng, giúp đem lại nguồn thu cho ngành này.

Ngoài tên lửaBrahMos, ngày 1.7Ấn Độ cũng vừa giới thiệu máy bay chiến đấuTejasdo nước này chế tạo. Theo mô tả từ Ấn Độ, Tejaslà máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ nhỏ nhất thế giới. Hiện chưa biết Ấn Độ có kế hoạch bán máy bay này hay không.

Cơ hội gia nhập Nhóm Cung cấp hạt nhân

Ấn Độ không hề tham gia Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân (NPT) và nước này cũng bị cấm mua bán hạt nhân cho đến khi đạt được thỏa thuận hạt nhân dân sự với Mỹ năm 2008.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích Ấn Độ, ngoài cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tên lửa, tư cách thành viên Thỏa thuận vềChế độ Kiểm soát công nghệ tên lửasẽ là dấu ấn pháp lý cho thấy Ấn Độ là một cường quốc hạt nhân có trách nhiệm.

Chuyên giaRajiv Nayan thuộc Viện Phân tích và nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ đã chỉ ra rằng hiện Ấn Độ đã là một phần của thể chế quản lý hệ thống tên lửa toàn cầu và được “ngồi chung mâm” với cácthế lực có tiếng nói quan trọng trong chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Và được sự ủng hộ của Mỹ, Ấn Độ có thể nghĩ đến việc trở thành thành viên của Nhóm Cung cấp hạt nhân (NSG).

Trong cuộc họp của NSG vào tháng 6, Trung Quốc đã lấy cớ Ấn Độ chưa ký NPT để ngăn không cho Ấn Độ gia nhập NSG. Tuy nhiên, tình thế có thể thay đổi khi Ấn Độ đã là thành viên của Thỏa thuận vềChế độ Kiểm soát công nghệ tên lửa, tổ chức mà Trung Quốc muốn gia nhập.

Theo phân tích của ông Rajiv Nayan, “ít nhất thì Ấn Độ và Trung Quốc có thể thỏa thuận với nhau. Ấn sẽ ủng hộ Trung gia nhập Thỏa thuận vềChế độ Kiểm soát công nghệ tên lửa, đổi lại Trung phải ủng hộ Ấn vào NSG. Cục diện nay đã có thay đổi. Chúng tôi đã có thứ để chống lại sự cản trở từ Trung Quốc”.

Tư cách thành viên MTCR giúp Ấn Độ có khả năng mặc cả với Trung Quốc trong việc gia nhập NSG- ảnh: IB Times
Tư cách thành viên Thỏa thuận vềChế độ Kiểm soát công nghệ tên lửa sẽgiúp Ấn Độ mặc cả với Trung Quốc về gia nhập Nhóm Cung cấp hạt nhân- ảnh: IB Times
Cẩm Bình (theo Journal Focus)

Cẩm Bình