Trung Quốc dụ khị Philippines phớt lờ phán quyết về tranh chấp Biển Đông

Quốc tế - Ngày đăng : 15:18, 04/07/2016

Ngày 4.7, báo China Daily đưa tin Trung Quốc sẵn sàng đề nghị đối thoại với Philippines nếu Philippines phớt lờ phán quyết ngày 12.7 tới của Tòa Trọng tài thường trực.

Báo China Daily củanhà nước Trung Quốc (bằng tiếng Anh) nêu các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc với Philippines có thể bao gồm “các vấn đề như đồng phát triển vàhợp tác trong cáclĩnh vực nghiên cứu khoa học, nếu chính phủ mới của Philippines đặt phán quyết của tòa sang một bên trước khi quay lại bàn đàm phán”.

China Daily còn dẫn một nguồn tin cho biết: “Manila phải dẹp bỏ kết quả xử trọng tài theo một cách riêng biệt”.

Báo này không cho biết nguồn tin của họ là ai màchỉ xác định nguồn này “biết các vấn đề giữa hai nước”.

Philippines đã kiện lên Tòa Trọng tài thường trực việc Trung Quốc ngang ngược dùng bản đồ “đường chínđoạn” kéo sâu xuống giữa khu vực Đông Nam Á để tuyên bố chủ quyền 90% Biển Đông.

“Đường chínđoạn” không có cơ sở nào trong luật phápquốc tế nhưng Trung Quốc cố tình bồi đắp xâyđảo nhân tạo để củng cố khả năng kiểm soát Biển Đông.

Trung Quốc liên tục tuyên bố Tòa Trọng tài thường trực không có thẩm quyền xét xử, tòa là công cụ của các thế lực nước ngoài và khẳng định sẽ không tuân thủ phán quyết trọng tài, đồng thời chỉ đàm phán song phương với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei.

Ngày 1.7, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói: “Chúng ta sẽ không để bất kỳ quốc gia nào ép buộc phản bội các lợi íchcốt lõi của Trung Quốc. Chúng ta cũng sẽ không nuốt thuốc đắng làm tổn hại chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và phát triển”.

Ông Tập còn khẳng định Trung Quốc sẽ không chấp nhận phán quyết bất lợi cho mình: “Chúng ta sẽ không từ bỏ các lợi íchhợp pháp của chúng ta”. Ôngnói Trung Quốc tránh gây ra xung đột nhưng sẽ không sợ nếu xảy ra xung đột.

Tháng trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hồi năm 1995, hai nước đãđồng ý giải quyết tranh chấp Biển Đông “một cách hòa bình và hữu nghị, thông qua tư vấn dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”.

Hôm 1.7, trả lời phỏng vấn (do chính quyền Trung Quốc tổ chức), giáo sư luật Sienho Yee của Viện nghiên cứu biên giới-đại dương (thuộc Đạihọc Vũ Hán, Trung Quốc) nói với Reuters: “Khách quan mà nói, Tòa Trọng tài thường trực không có thẩm quyền pháp lý đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông. Đã có thỏa thuận rằng đàm phán là cách tốt nhất để giải quyết bất đồng”.

Philippines không sợ đàm phán với Trung Quốc

Cùng ngày4.7, tân Ngoại trưởng Perfecto Yasay của Philippines tuyên bốtại một diễn đàn rằng“chúng takhông sợ đàm phán với Trung Quốc và chúng tađàm phán không phải vì sợ” sau khi Tòa Trọng tài thường trực công bốphán quyết.

Ông nhắc lại tạicuộc họp báo chính thức hồi tuần trước, một nhà báo hỏi ông: “Ngài có sợ Trung Quốc không ?”. Ông đáp bằng một câu hỏi ngược: “Tại sao chúng taphải sợ Trung Quốc cơ chứ?”.

Lúc đó, Ngoại trưởng Yasay nói: “Chẳng việc gì phải sợ ngoài chính nỗi sợ”.

Giải thích về tuyên bố của mình, vị tân bộ trưởng nói thêm: Philippines phải thể hiện khả năng ngoại giao ở nhiều lĩnh vực hợp tác với tất cả các nước.

Ông nói: "Chúng ta sẽ nghiêm khắc tuân thủ luật,đồng thời kiên quyết bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của chúng ta. Chúng ta chân thành tìm kiếm hòa bình chứ không gây chiến. Và chúng ta phải thúc đẩy làm việc trong nhiều cuộc đàm phán song phương hoặc đa phương”.

Theo trang tin Rappler (Philippines), ôngYasay đưa ra tuyên bố trênvì sau cuộc họp đầu tiên của chính phủ củatân Tổng thống Rodrigo Duterte, ông đã có những lời lẽ khiến nhiều ngườilo ngại rằng chính phủ mới sợ Trung Quốc.

Tại phiênhọp chính phủ ngày 30.6, ông Yasay nói về khả năng Philippines được Tòa Trọng tài thường trực xử thắng vụ kiện Trung Quốc: “Đối diện hoàn cảnh đó, chuyện gì xảy ra nếu Trung Quốc nhào vào thử thách chúng ta? Họ sẽ lại cấm ngư dân chúng ta đánh cá ở bãi cạnScarborough”.

Ngày 1.7, Ngoại trưởng Yasay cũng nói nước ông sẽ tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực bất kể phán quyết trọng tàinghiêng về Philippines hoặc Trung Quốc.

Trung Trực

Trung Trực