Thăm TP. The Hague, trước ngày Tòa trọng tài phán xét về đường lưỡi bò

Quốc tế - Ngày đăng : 14:21, 05/07/2016

Ngoài thủ đô Amsterdam, Hà Lan còn có một thành phố khác rất nổi tiếng. Đó là The Hague, nơi đặt trụ sở Tòa Trọng tài thường trực.

Vào ngày 12.7 tới, Tòa Trọng tài thường trựctại The Hague (Hà Lan) sẽ công bốphán quyết trọng tàivề vụ Philippines kiện "đường chín đoạn"của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tòa Trọng tài thường trực là một tổ chức liên chính phủ, có nhiệm vụ tổ chức các tổ trọng tài để giải quyết tranh chấp giữa 121 nước thành viên.

Trụ sở của tòa được đặt tạiThe Hague (Hà Lan)và phán quyết sắp tới cũng được gọi là phán quyết The Hague.

Vậy, điều gì đã làm cho thành phố The Hague đặc biệt như vậy?

Một bức tranh vẽ lại phong cảnh thành phố The Hague của nhà sử học Binnenhof vẽ vào năm 1625- ảnh: Straits Times
Một bức tranh về phong cảnh The Hague do nhà sử học Binnenhof vẽ năm 1625
- ảnh: Straits Times

The Haguehay Den Haag trong tiếng Hà Lan, là thủ phủ của tỉnh South Holland. Thành phố được xem là “thủ đô chính trị” của Hà Lan và cũng là nơi ở củahoàng gia.

Thời Trung Cổ, thành phố có nhiều cánh rừng lớn nên luôn là địa điểm săn bắn yêu thích của cácbá tước thời xưa.

Cung điện Hòa bình (the Peace Palace), nơi đặt trụ sở của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) và Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) - ảnh: Straits Times
Cung điện Hòa bình, nơi đặt trụ sở của Tòa Trọng tài thường trực và Tòa án Công lý quốc tế - ảnh: Straits Times

The Hague từng là nơi diễn ra 2 hội nghị hòa bình quốc tế quan trọngvào năm 1988 và 1907. Các công ước đạt được trong hai hội nghị này cũng được gọi là Công ước Hague. Trong Công ước Hague, những phát biểu đầu tiên về luật chiến tranh và tội ác chiến tranh được quy định trong luật phápquốc tế đã được đưa ra.

Ngoài việc là nơi từng diễn ra hai hội nghị hòa bình, The Hague còn có Cung điện Hòa bình, nơi đặt trụ sở của Tòa Trọng tài thường trực và Tòa án Công lý quốc tế, cơ quan tư pháp quan trọng của Liên hiệp Quốc.Thậm chí trụ sở của Tòa Hình sự quốc tế cũng được đặt tạiThe Hague.

Buổi lễ kỉ niệm 70 năm ngày thành lập Tòa án Công lý quốc tế đươc diễn ra tại trụ sở tòa tại The Hague- ảnh: Straits Times
Bên trong Tòa án Công lý quốc tế tại The Hague
- ảnh: Straits Times
Ngoại trưởng Hà Lan Bert Koenders phát biểu tại Diễn đàn Chống khủng bố quốc tế diễn ra tại The Hague vào ngày 13.42016- ảnh: Straits Times
Ngoại trưởng Hà Lan Bert Koenders phát biểu tại Diễn đàn Chống khủng bố quốc tế tại The Hague ngày 13.4.2016 - ảnh: Straits Times

Ngoài các tòa ánquốc tế, nhiều tổ chức có tiếng như Cảnh sát Liên minh châu Âu, Tổ chức Chống phổ biến vũ khí hóa học hay Trung tâm Chống khủng bố quốc tế cũng chọn The Hague làm trụ sở.

The Hague còn thu hút ngày càng nhiều tổ chức phi chính phủ, tiêu biểu như Save the Children (tổ chức chuyên giúp đỡ trẻ em các nước kém phát triển) hay Oxfam Navib (chi nhánh của tổ chức xóa đói giảm nghèo toàn cầu Oxfam).

Một cửa hàng bách hóa trong thành phố- ảnh: Straits Times
Một cửa hàng bách hóa tại The Hague - ảnh: Straits Times

Có hơn 100 nhóm dân tộc đang sinh sống tại The Hague, trong đó cộng đồng người gốc Trung Quốc, gốc Indonesia hay gốc Israel phát triển mạnh. Ngoài ra, cộng đồng Hồi giáo vẫn luôn giữ số lượng ổn định do dân nhập cư đếntừ Thổ Nhĩ Kỳ hay Morocco.

Đặc biệt, một số lượng không ít người dân của thành phố có gốc đảo quốcSuriname. Suriname tọa lạcở phía đông bắc Nam Mỹ, trước đây là thuộc địa của Hà Lan. Sau khi nơi này giành độc lập vào năm 1975, 1/3 dân số lúc đó đã chạy sang Hà Lan và phần lớn đã định cư tại The Hague.

Vị trí của Suriname, thuộc địa cũ của Hà Lan- ảnh: Google Maps
Vị trí của Suriname, thuộc địa cũ của Hà Lan - ảnh: Google Maps

Hiện tại The Haguecó khoảng 3.000 sinh viên, cộng thêm khoảng 5.000 sinh viên quốc tế đếnthành phố này.

Sở dĩ mọi người thích đến The Hague du học một phần vì vị thế quốc tế của thành phố. Với nhiều tổ chức quốc tế có trụ sở tại đây, các trường tại The Hague tất nhiên cũng có được đội ngũ nhà khoa học, nhàchính trị và nhà nghiên cứu rất nổi tiếng.

Hơn nữa, vị thế quốc tế cũng buộc chương trình học của các trường phải được dạy bằng tiếng Anh và hệ thống trung tâm giáo dục cũng phải rất đa dạng, từ cao đẳng đến đại học trong nhiều ngành.

Với hơn 30 nhà hát và 40 bảo tàng, The Hague được xem là một trong những thành phố có nền văn hóa đặc sắc nhất Hà Lan.

Trong số các bảo tàng, đầu tiên phải kể đến bảo tàng nghệ thuật Mauritshuis, nơi có Phòng tranh Hoàng gia tập hợp hơn 841 tác phẩm nghệ thuật của nhiều tác giả nổi danh như Johannes Vermeer và Rembrandt.

Ngoài bảo tàng Mauritshuis, bảo tàng Louwman với bộ sưu tập xe hơi lớn nhất thế giới cũng là một địa điểm đáng để tham quan.

Bảo tàng nghệ thuật Mauritshuis, bảo tàng nổi tiếng nhất The Hague- ảnh: Straits Times
Bảo tàng nghệ thuật Mauritshuis, bảo tàng nổi tiếng nhất The Hague - ảnh: Straits Times

Bên cạnh bảo tàng và nhà hát, du khách đến đây còn có thể đến khu nghĩ dưỡng ven biển Scheveningen hay vào khu công viên chủ đề Madurodam.

Cẩm Bình (theo Straits Times)

Cẩm Bình