Vải Việt Nam ngon khiến Úc mạnh tay nhập hơn 10 tấn
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 14:08, 06/07/2016
Vải Việt Nam ngon hơn vải Trung Quốc
Theo thông tin từ Bộ Công Thương ngày 5.7, nếu như năm 2015, vải thiều Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tại 2 thành phố lớn của Úc là Sydney và Melbounethì năm nay, gần một nửa trong 10 tấn vải của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đã được chuyển đến thành phố Perth và Tây Úc.
Vải thiều Lục Ngạn hiệnvào đợt cao điểm chính vụ. Đây chínhlà lúc các thương lái khắp nơi trong cả nước đổ về thu mua hàng trăm tấn mỗi ngày để xuất khẩu sang các nước. Ngoài khách hàng truyền thống là Trung Quốc, năm nayÚc được xem là một trong những khách hàng tiềm năng nhất của Việt Nam.
Bộ Công Thương cho biếttại thị trường Úc,giá thành nhập khẩu vải năm nay thấp hơn năm ngoái do giảm được chi phí vận chuyển vào miền Nam chiếu xạ và được trợ giá vận chuyển bằng đường hàng không, nhưng vải Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với vải Trung Quốc vận chuyển bằng đường biển có giá thành thấp hơn.
Tuy nhiên, thị trường Úc đánh giá rấtcaovải thiều Việt Nam và cho rằng chất lượng vải Việt Nam ngon hơn hẳn vải Trung Quốc.
Sau 12 năm đăng ký, vào tháng 5.2015, Chính phủ Úc đã chính thức cấp phép cho vải thiều tươi Việt Nam xuất sang thị trường này.
Bộ Công Thương dự kiếnnăm 2016, tổng sản lượng vải thiều tại các địa phương trồng vải chủ lực trong nước sẽ có khoảng 200.000 tấn. Trong đó, tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều trong nước dự kiến đạt khoảng 78.000 tấn (TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam tiêu thụ khoảng 55.000 tấn, chiếm 70% thị trường nội địa).
Đáp ứng cácđiều kiện khắt khe
Để đủ điều kiện xuất khẩu đi Úc, quả vải tươi của Việt Nam phải đáp ứng quy định chặt chẽ về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Úc.
Đó là vải phải được sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), được Cục Bảo vệ thực vật ((Bộ NN&PTNT Việt Nam)kiểm tra, cấp mã số vùng trồng, đóng gói và chiếu xạ tại cơ sở được kiểm tra và công nhận đáp ứng quy định của Úc. Đồng thời các lô vải tươi xuất đi Úc phải được cơ quan kiểm dịch thực vật thuộc Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Vào ngày 20.6 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc cũng đã chính thức công nhận Trung tâm chiếu xạ Hà Nội được phép xử lý chiếu xạ quả vải tươi xuất khẩu đi thị trường này. Đây chính là cơ sở chiếu xạ thứ 3 của Việt Nam được Úc công nhận, sau 2 cơ sở tại TP.HCM là Công ty chiếu xạ Sơn Sơn và Công ty CP chiếu xạ An Phú.
Theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, để thành công và phát triển bền vững tại các thị trường, đặc biệt là những thị trường mới và khó tính như Úc, các doanh nghiệp xuất khẩu vải Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ tổ chức sản xuất, giải pháp về công nghệ bảo quản, xử lý sau thu hoạch, giải pháp quảng bá, tiếp thị để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
"Trong đó giải pháp về công nghệ bảo quản, xử lý sau thu hoạch và quảng bá, tiếp thị cần phải được chú trọng nhiều hơn trong giai đoạn hiện nay", ông Trung nói.
Tuyết Nhung