Tạm dừng ký ban hành 7 Nghị định: Thiệt hại nhiều mặt
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 13:12, 06/07/2016
Ngày 5.7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý tạm dừng việc ký ban hành 7 Nghị định quy định chi tiết thi hànhBộ luật Tố tụng hình sự, luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.Cụ thể, tạm dừng việc ký ban hành 7 Nghị định gồm:
Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp; Nghị định quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản; Nghị định quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng.
Đồng thời, tạm dừng ban hànhNghị định quy định chế độ báo cáo về điều tra hình sự; Nghị định quy định về đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa; Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; Nghị định quy định xây dựng, thu nhập, lưu giữ, xử lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam.
Trước đó, Quốc hội đã có nghị quyết quy định lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, luật Thi hành tạm giữ, tạm giam từ ngày 1.7.2016 đến ngày Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành, trừ một số quy định có lợi cho người phạm tội.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng – Công ty Luật Gia đình cho biết, do Quốc hội đã ban hành nghị quyết lùi hiệu lực thi hành của các luật trên nên các văn bản hướng dẫn luật đều phải được Chính phủ dừng việc ký ban hành để bảo đảm đúng theo quy định pháp luật.
Theo ông Hùng, việc này đã phần nào ảnh hưởng đến việc giải quyếtcác vấn đề cho xã hội, cho công dân, cho nhà nước. Ảnh hưởng và thiệt hại ở đây là cảvề vật chất và tinh thần, quyền công dân.
“Đây là chuyện hyhữu chưa từng có từ trước đến nay, thiệt hại về vật chất ở đây là các tổ chức, cơ quan nhà nước, cá nhân đã chuẩn bị nhiều kinh phí để tập huấn luật mới, xuất bản, in sách luật, tài liệu để học tập, làm việc, chuẩn bị từ trước và nhiều thiệt hại khác mà chúng ta chưa thể liệt kê hết”, ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, thiệt hại về vật chất còn có thểđo đếm chứ thiệt hại về quyền công dân, quyền của bị can, bị cáo, quyền của người bào chữa theo luật mới có lợi hơn so với luật cũ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thay vì kể từ ngày 1.7.2016, luật sư bào chữa chỉ cần đăng ký để được bào chữa cho các bị can, bị cáo, hoặc chỉ cần có đơn yêu cầu của người thân thìđến nay vẫn phải được cấp giấy chứng nhận bào chữa như luật cũ.
“Theo Luật tạm giữ, tạm giam, từ ngày 1.7 người bị tạm giữ tạm giam sẽ được quyền gặp người thân và gia đình nhưng do luật mới bị lùi ngày hiệu lực nên họ không được gặp. Ngoài ra, còn rất nhiều quyền lợi khác mà công dân, người bị tạm giữ, tạm giam bị ảnh hưởng”, ông Hùng nói.
Ngoài ra, theo vị luật sư này, việc lùi các nghị định và các luật này còn ảnh hưởng đến uy tín của Quốc hội khi người dân và nhiều người bị can, bị cáo mong mỏi chờ đợi luật mớisẽ hụt hẫng và thất vọng do có những hành vi theo Bộ luật hình sự hiện hành thì bị phạt án tù.
Ví dụ cụ thể cho điều này, theo Bộ luật Hình sự 2015 sẽ có thể bị phạt tiền thay cho ở tù. Điều 7 Bộ luật Hình sự 2015 quyđịnh: Hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian. Khoản 3: Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
“Như vậy, cho dù khi xét xử sơ thẩm là theo luật cũ, nhưng khi xét xử phúc thẩm nếu luật mới đã có hiệu lực, thì sẽ xử theo luật mới - nếu luật mới có lợi cho bị cáo”,ông Hùng nói.
Trí Lâm