Anh từng ký 'thỏa thuận bằng máu' với Mỹ trong việc hỗ trợ đánh Saddam Hussein
Quốc tế - Ngày đăng : 07:24, 07/07/2016
Từ năm 2003-2009, Anh điều động khoảng 45.000 binh sĩ tham chiến ở Iraq. Trong 6năm chiến tranh đã có 179 binh sĩ Anh tử trận tại đây.
Năm 2009, mộtủy ban điều tra do ông John Chilcot đứng đầu (gọi tắt là Ủy ban Chilcot) đãđược thành lập để điều tra chiến dịch quân sự của Anh ở năm 2003.
Ủy ban Chilcot đã tổ chức cho 120 nhân chứng điều trần, trong đó có Thủ tướng Tony Blair (đương nhiệmnăm 1997-2007) và người kế nhiệm Gordon Brown.
Ban đầu Ủy ban Chilcot dự định công bố báo cáo trong một năm, nhưngcuối cùng thời gian hoàn thành báo cáo điềutra kéodài đến 7 năm.
Hôm qua6.7 (giờ địa phương), Ủy ban Chilcot đã công bố báo cáo điều tra.
Theo báo Irish Times (Anh), báo cáo điều tra bao gồm các điểm chính như sau:
- Anh đã lựa chọn tham chiến trước khi thực hiện hết mức các biện pháp mang tính hòa bình nhằm tránh sử dụng quân đội. Sử dụng quân đội lúc bấy giờ chưa phải là phương án cuối cùng.
- Không có mối đe dọa tiềm ẩn nào từ Tổng thống Iraq Saddam Hussein vào thời điểm Anh đưa quân xâm chiếm Iraq.
- Thủ tướng Tony Blair đã đồng ý thỏa thuận “được ký bằng máu” với chính phủ của Tổng thống George W.Bush vào tháng 4.2002 nhằm lật đổ Saddam Hussein trong khi không có bất kỳ ủng hộ nào.
- Đến tháng 7.2002, Thủ tướng Tony Blair đã gửi đến Tổng thống George W.Bush thư có câu này: “Tôi sẽ đi cùng ông dù có bất cứ điều gì xảy ra”.
- Anh vẫn quyết định đưa quân sang Iraq mặc dù Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không ban hành nghị quyết thứ 2ủng hộ hoạt động quân sự vào tháng 3.2003. Quyết định của Anh đã làm suy yếu thẩm quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
- Quyết định của Bộ trưởng Tư pháp Anh Lord Goldsmith mặc dù có cơ sở pháp lý để Anh tham chiến nhưng “chưa thỏa đáng”.
- Tuyên bố vào tháng 11.2002 và hồ sơ của của Thủ tướng Tony Blair về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq không bảo đảm tính chínhxác.
- Chính sách về Iraq của chính phủ Anh thuộc Công đảng lúc đó được hoạch định dựa trên cơ sở tình báo và thẩm định không chính xác.
- Hậu quả của hành độngxâm chiếm Iraq đã bị đánh giá thấp. Công tác hoạch định và chuẩn bị sau khi lật đổ Tổng thống Saddam Hussein là hoàn toàn thiếu sót.
- Các bước chuẩn bị cho chiến tranh của chính phủ Anh không tính đến tầm quan trọng của nhiệm vụ bình định, quản lý bộ máy chính quyền và tái thiếtIraq.
- Những vấn đề phát sinh sau xâm chiếm Iraq như nội chiến, ảnh hưởng của Iran, bất ổn khu vực và hoạt động của Al Qaeda đã được dự báo là những nguy cơ trước khi xâm chiếm Iraq.
- Chính phủ Anh và các bộ trưởng đã thất bại trong việc sử dụng sức mạnh tập thể để hoàn thành trách nhiệm bình định vào thời hậu chiến ở Iraq.
- Bộ Quốc phòng đã chậm chạp trong công tác giải quyết mối đe dọa từ các thiết bị nổ tác động đến các binh sĩAnh.
- Không thể tha thứ cho hành động trì hoãn cung cấp phương tiện tuần tra an toàn cho các binh sĩ Anh tại Iraq.
- Đáng xấu hổ khi năm 2007, quân đội Anh ở Basra (Iraq) đã phải sử dụng biện pháp trao đổi tù nhân để lực lượng dân quân ngừng bắn vào các binh sĩ Anh.
- Thủ tướng Tony Blair đã đánh giá quá cao khả năng của ông trong việc tác động đến các quyết định của Mỹ tại Iraq.
- Mối quan hệ đặc biệt Mỹ-Anh đã chứng minh đủ mạnh để chịu đựng bất đồng và không yêu cầu ủng hộ vô điều kiện khi có bất đồng giữa ý kiến và lợi ích khác nhau.
Gia đình và bạn bè của 179 binh sĩ tử trận tại Iraq đang trông chờbáo cáo của Ủy ban Chilcot để các luật sư nghiên cứu và chuẩn bịkiện ông Tony Blair và chính phủAnh thời đóvề tội thiếu tinh thần trách nhiệm.
Anh Đào