Nga tái lập quan hệ quân sự - kinh tế với Đông Nam Á

Quốc tế - Ngày đăng : 05:47, 08/07/2016

​Báo Mỹ Wall Street Journal ngày 6.7 (giờ địa phương) đã đăng bài viết nhận định Nga đang nỗ lực tái lập quan hệ quân sự-kinh tế với các nước Đông Nam Á nhằm tái lập ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương.

Đây là cách Moscow xây dựng lại bộ mặt ở Đông Nam Á với chính sách ngoại giao mới, tập trận hải quân và các hợp đồng mua bán vũ khí và năng lượng vào lúc Nga đang nỗ lực đa dạng hóa đối tác thương mại và tái lập tầm ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương.

Moscow đang chật vật vì giá dầu thấp cùng vớiviệc bị phương Tây trừng phạt kinh tế khiến kinh tế Nga rơi vàosuy thoái.

Điều này buộc Nga phải tìm đến Đông Nam Á, một khu vực mà Mỹ và Nhật đang có tầm ảnh hưởng mạnh.

Trong khi đó,10 quốc gia ASEAN có nền kinh tế chung trị giá 2,6 tỉ USD lại rất cần năng lượng và đang gia tăngngân sách quốc phòng.

Đây sẽlà thị trường chính cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga nhưvũ khí, công nghệ năng lượng và dầu khí.

Hồi tháng 5, Tổng thống Nga Putin đãphát tín hiệu về sự tin cậy mới đối với ASEAN bằng cách lần đầu tiên tổ chức hội nghị cấp caoASEAN trên đất Nga, mở đường cho các thỏa thuận thương mại vàcơ hội làm ăn.

Tổng thống Nga Putin tại hội nghị cấp cao ASEAN-Nga ở Sochi vào tháng 5.2016- Ảnh: Getty Images

Matthew Sussex, một chuyên gia về Nga thuộc Đạihọc Quốc gia Úc, nói: “Quí vị bắt đầu chứng kiến không chỉ các thỏa thuận thương mại mà còn là sự hiện diện vàtham gia an ninh quân sự cùng các cam kết đa phương. Những gì quí vị đang chứng kiến là bằng chứng Nga rất nghiêm túc”.

Vũ khí Nga bán chạy ởĐông Nam Á

Thế lực hải quân ở Thái Bình Dương của Liên Xô cũtừng lên đỉnh điểmhồi cuối thập niên 1980.

Lúc đó Ngatriển khai hai tàu sân bay cùng tàu ngầm đến Đông Nam Á, nhiều hơn hoạt độngtriển khai của Mỹ-Nhật cộng lại.

BáoWall Street Journal nhắc lại việc Liên Xô cũtừng có căn cứquân sự ở Cam Ranh (Việt Nam).

Nhưng sau khi Liên Xô tan rãnăm 1991, Nga đã giảmhiện diện quân sự trênkhắp thế giới. Nay, Nga tái lập quan hệ quân sự ở Đông Nam Á và các vùng khác.

Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp cao ở Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) nói: “Nga đang thúc đẩy mạnh hơn vào lúc này vì khủng hoảng kinh tế ở Nga”.

Năm 2014 và tháng 4.2016, Nga đều tham gia các cuộc diễn tập quân sự Komodo do Indonesia dẫn đầu.

Hạm đội Thái Bình Dương Nga tham gia cuộc diễn tập Komodo hồi tháng 4.2016- Ảnh: Sputnik

Wall Street Journalđưa tincuối năm ngoái, Nga giới thiệuvới khu vực Đông Nam Átàu ngầm mới chạy bằng hạt nhân và trang bị tên lửa đạn đạo.

Đô đốc Harry B. Harris, tư lệnhbộ chỉ huyThái Bình Dương (PACOM), trong năm 2016 đã báo cáo vớimột tiểu ban Quốc hội Mỹ rằng Ngahoạt động trênkhắp châu Á-Thái Bình Dương.

Ông nói các tàu ngầm mới của Nga cho thấy Moscow có quan điểm nghiêm túc về khu vực này.

Vì Trung Quốc ngang ngược tuyên bố độc chiếm 90% Biển Đông cùng nạn đánh bắtcá trái phép và hải tặc trong khu vực, các nướcIndonesia, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Philippines đã chi quốc phòng tăng kỷ lục trong năm 2015, theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).

Nga đáp ứng hầu hết nhu cầu mới này. Trong giai đoạn nămnăm đến năm 2015, vũ khí Nga bán cho các nước Đông Nam Á tăng hơn gấp đôi, đạt tổng cộng gần 5 tỉ USD so với nămnăm trước đó.

Cùng giai đoạn này, Đông Nam Á chiếm 15% trong tổng số vũ khí Nga xuất khẩu, tăng 6%.

“Nga không chấp nhận bị loại khỏi phát triển của châu Á”

Trên mặt trận thương mại, hồi năm ngoái, một sốquốc gia thuộc Liên Xô cũ do Nga dẫn đầu đã đạt được thỏa thuận thương mại tự do với Việt Nam.

Nay nhóm này đang vận động khối ASEAN tham gia. Nga hiện chỉ mới chiếm 1 % hoạt động thương mại trong ASEAN.

Anton Tsvetov, người phát ngôn tổ chức Hội đồng Các vấn đề quốc tế Nga (thuộc Bộ Ngoại giao và BộGiáo dục Nga) nói: “Nga còn phải làm nhiều việc để đuổi kịp các tay chơi khác”.

Nữ luật sưVeronika Novoseltseva ở sứ quán Nga tại Jakarta (Indonesia) nói quan hệ giữa Nga với Đông Nam Á đang chuyển động.

Bà cho biết các doanh nhân Nga ở Indonesia (nền kinh tế lớn nhất khu vực) đang chuyển đổi từ chú trọng vào nông nghiệp và sản phẩm thô sang các dự án liên doanh kỹ thuật cao như vệ tinh, điều khiển hàng không.

Bà nói: “Hãy chớ quên rằng 2/3 nước Nga thuộc châu Á. Nga không thể bị loại khỏiphát triển của khu vực này”.

Tập đoàn Rosneft của Nga mở rộng đầu tư vào ASEAN- Ảnh: Reuters

Tại Indonesia, Tập đoàn nhà nước Rosneft (Nga) đang nghiên cứu một liên doanhđể xây dựngmột nhà máy lọc dầu trị giá 14 tỉ USD.

Tập đoàn này hy vọng tạo được thị trường mới cho dầu thô Ngacũng như kéo nguồn đầu tư Indonesia vào các mỏ dầu Nga.

Gần đây, Rosneft cũng cho biếtđã lập một liên doanh ở Singapore để thiết kế giànkhoan dầu xa bờ.

Tập đoàn nhà nước Nga Rosatom đang xây các lò phản ứng đầu tiên của Đông Nam Á tại Việt Nam, đồng minh thân cận nhất của Moscow theo Wall Street Journal.

Rosatom còn nói đang thương lượng với Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào và Indonesia về các liên doanh hạt nhân.

Một vài triển vọng đầu tư đang phát triểntheo hướng khác. Tập đoàn nông nghiệp Pokphand (lớn nhất Thái Lan) cho biết đang thương lượng hợp tácđầu tư với Công ty sữa trẻ em Banner (Trung Quốc) để xây một tổ hợp sản xuất sữa trị giá 1 tỉ USD ở Nga.

Nhà sản xuất sữa TH Food Chain JSC (Việt Nam) cũng lên kế hoạch đầu tư xây các trại nuôi bò sữa và nhà máy sữa ở Nga.

Trung Trực (theo Wall Street Journal)

Trung Trực