Trước giờ Tòa Trọng tài phán quyết: Lầu Năm góc công bố 4 giải pháp cho Biển Đông

Quốc tế - Ngày đăng : 15:20, 09/07/2016

Trang web Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 8.7 (giờ địa phương) khẳng định Bộ Quốc phòng đang phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, sau khi Tòa Trọng tài thường trực công bố phán quyết.

Theo trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 8.7 (giờ địa phương), Phó trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Abraham M. Denmark phát biểutrước Hạ viện rằng: ngày 12.7 tới, Tòa Trọng tài thường trực The Hague (Hà Lan) sẽ công bố cách giải thích luật quốc tế chi phối các yêu sáchchủ quyền trênBiển Đông và Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết này.

Duy trì tuyến liên lạc đường biển

Phát biểu trongcuộc điều trần của hai tiểu ban trực thuộc Ủy ban Quân vụHạ viện hôm 7.7, ông Abraham M. Denmark, phó trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Đông Á, nói: Mỹ quan tâm duy trì tuyến liên lạc hàng hải qua các vùng không phận vàhải phận quốc tế.

Ông nhấn mạnh phánquyết của Tòa Trọng tài thường trực sẽ ghi nhận một giao lộ quan trọng cho khu vực.

Ông nói:“Đâylà cơ hội cho các nước trong khu vực nàyquyết định tương lai châu Á - Thái Bình Dương bằng cách tuân thủ các chuẩn mực và luật pháp quốc tế vốn giúp khu vực thịnh vượng, hoặc tương lai khu vực sẽ được quyết định bởi các toan tính quyền lực thô thiển”.

Ông báo cáo Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền trênBiển Đông và Trung Quốc đã tuyên bốkhông chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực.

Biển Đông là một ngã tư quan trọng của thế giới, với số hàng hóa trị giá hàng ngàn tỉ USD đi qua vùng này.

Ông Denmark giải thíchtừ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hải quân Mỹ đã tuần tra Biển Đông tạo ổn định vốn cho phép tất cả các nước trong vùng đều phát triển.

“Đó là điều quan trọng trong chiến lược của chúng ta để củng cố một trật tự dựa trên nguyên tắc và dựa vào luật phápđể bảo vệ thịnh vượng và ổn định của khu vực này”, ông khẳng định.

Ông cho biếtTrung Quốc đang toan tính thực hiện yêu sách chủ quyền bằng cách chiếm đóng, cụ thể là xây các đảo nhân tạo trái phép trên quần đảo Trường Sa, lập sân bay quân sự, cảng và cơ sở hậu cần để hỗ trợ tàu chiến và máy bay quân sự của Trung Quốc.

Mỹ hoạt động để bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực Biển Đông

Phó trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Abraham M. Denmark phát biểuMỹ theo đuổi đường lối toàn diện tronggiải quyếttranh chấp trong khu vực, Bộ Quốc phòng Mỹ đang phối hợp với Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan khác để duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông.

Ông cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ có 4hướng nỗ lực về Biển Đông.

Nỗ lựcthứ nhất là hiện diện. Ông nói Mỹ có khả năng mạnh ở vùng này, tạo ổn định và tạo không gian cho hoạt động ngoại giao: “Chúng tôi tăng cường sự hiện diện quân sự và bảo đảm sự hiện diện này sẽ vững chắc về mặt chính trị, kiên trì trong hoạt động và có phân chia về địa lý”.

Nỗ lực thứ hai là gia tăng nhịp độdiễn tập, tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải và hiện diện quân sự.Điều nàycó nghĩa làBộ Quốc phòng Mỹ sẽ tiếp tục cho tàu chiến và máy bay hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, “để các nước khác cũng có thể làm điều tương tự”.

Nỗ lực thứ ba làBộ Quốc phòng Mỹ làm việc với các nước đối tác để củng cố khả năng hải quân của họ, nhất là làm việc với 10 nước ASEAN.

Nỗ lực cuối cùng là đốivới Trung Quốc, ông Denmarknói: “Cuối cùng chúng tôi làm việc trực tiếp với Trung Quốc để giảm thiểu nguy cơ. Chúng tôi muốn duy trì các đường dây liên lạc với Bắc Kinh, cải thiện hợp tác của chúng tôi ở nhiều lĩnh vực mà các bên cùng có lợi, cũng nhưng đối thoại dễ nghe và trên tinh thần xây dựng mỗi khi chúng tôi bất đồng”.

Mỹ sẽ chú ý đến Trung Quốc sau khi có phán quyết

Tại cuộc điều trần của hai tiểu ban trực thuộc Ủy ban Quân vụHạ viện,Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ Colin Willett khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi của Mỹ và các nước khác để bảo đảm tự do hàng hải và hàng không theo luật pháp quốc tế.

Bà nhấn mạnh Mỹ sẽ tập trung vào thái độ của Trung Quốc sau khi có phán quyết trọng tài và các nỗ lực của Mỹ là nhằm bảo đảm mỗi bên đều kiềm chế sau khi có phán quyết.

Bà ghi nhận hợp tác làm việc không chỉ về an ninh mà còn về kinh tế, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và ngoại giao để giải quyết tranh chấp chủ quyền.

Khi được hỏi liệu Trung Quốc sẽ quyết định chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines hay không, bà cho biết Mỹ xem hành động này “rất gây bất ổn”.

Trang USNI Newsđưa tin trước đó, tại tổ chức nghiên cứu Heritage Foundation, nghị sĩ Mac Thornberry, chủ tịch Ủy ban Quân lực Hạ viện, đã ủng hộ chính phủ tăng cường sự hiện diện quân sự ở biển Đông nhưng lưu ý hải quân Mỹ còn thiếu nhiều tàu chiến.

Trung Trực

Trung Trực