Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đe dọa ngư dân Philippines đến bãi cạn Scarborough
Quốc tế - Ngày đăng : 06:30, 12/07/2016
BáoNew York Timesngày 11.7 đã đăng phóng sự củaphóng viên Javier C. Hernandez về chuyến đi thực tếcủa ôngcùngvới các ngưdânPhilippines tiếp cận bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham và chiếm của Philippines từ giữa năm 2012).
Trong chuyến đi, anh và những người đi cùng đã bị phía Trung Quốc cản trởtrái phép.
Trong 2 năm qua, mặc cho Mỹ và nhiều nước láng giềng phản đối, Trung Quốc vẫn ngang ngược tiến hành bồi đắp các đá và rạn san hô thành đảo để củng cố cho tuyên bố chủ quyền của mình.
Âm mưu biến bãi cạn Scarborough thành đảo
Và hiện tại, có vẻ như Trung Quốc cũng muốn biến bãi cạn Scarborough thành đảo nhân tạo, một nỗ lực nếu xảy ra sẽ là hành động tham vọng và khiêu khích nhất từ trước đến nay.
Nếu bãi cạnScarbourough thực sự thành đảo, Trung Quốc sẽ có một tiền đồn cách lục địa Trung Quốc hơn 850 km nhưng cách Philippines chỉ 225 km.Hành động nàycũng sẽ củng cố thêm yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, trong đó có yêu sách đòi khai thác dầu khí và yêu sách đòi quyền đánh bắt hải sản.
Về an ninh, hành độngbiến bãi cạnScarborough thành đảo có thể mở rộng vùng phủ sóng radar, tầm bao quát của máy bay và tên lửa.
BãicạnScarborough từng được nhà khoa học nổi tiếngCharles Darwinmiêu tả là “một dải màu xanh biếc trải dài hàng trăm sải”.Scarborough là bãi cạn được đặttheo tên một con tàu chở trà của Anh bị đắm tại đây vào năm 1784. Từ năm 2012, bãi cạn đã bị Trung Quốc chiếm đóng.
Hiện tại ngư dânPhilippines miễn cưỡng lắm mới đi đến vùng biển gần bãi cạn Scarborough.Họsợ bị tàu Trung Quốc quấy rối.Nhiều ngư dân Philippines đã mô tả những cuộc rượt đuổi giữa tàu của họvới tàu Trung Quốc trang bị vòi rồng và súng như trò mèo vờn chuột.
Ông Renante Etac, thuyền trưởng một tàu cá chuyên đi đánh cá gần bãi cạn Scarborough, cho biết: “Tàu Trung Quốc tuần tra không ngừng. Còn chúng tôi thì không làm được gì ngoài việc trở về nhà”.
Chuyếnđiều tra thực tế của phóng viên
Tại vịnh Subic, phóng viên Javier C. Hernandez đã tìm đến con tàutừng chở một nhóm phóng viên truyền hình ra bãi cạn Scarborough vài năm trước để nhờ tàuchở mình đi. Tuy nhiên, tàuđã từ chối vì quá sợ hãi.
Chủ tàu Rafael G. Ongpin kể lại tàu do ông lái lúc đó đã bị một tàu chiến Trung Quốc rượt đuổi và có hành động rất quá khích, thậm chí còn cố ý tạo sóng lớn nhằm đánh chìm tàu Isla.Các thuyền viênsợ nếu cố gắng tiếp cận bãi cạn Scarborough lần nữa, Trung Quốc sẽ đâm chìm tàu và bắt giữhọ.
Sau đó, ông Ongpin đã giới thiệu phóng viên đến tìm thuyền trưởng Alex O.Tagapan. ÔngTagapan đồng ý mạo hiểm một chuyến.Ông Tagapan gằn giọng: "Đã đến lúc chúng ta chống lại hành động ngang ngược của Trung Quốc”.
Tàu Isla củaông Tagapan đến gần bãi cạn Scarborough trong đêm. Khi vừa đến gần bãi cạn, radar trên tàu phát hiện 3 tàu khác. Các thuyền viênlập tức trở nên căng thẳng.Lúc này, thuyền phó Andres B. Arizo Jr, còn nói đùa rằng “chúng tôi đã sẵn sàng tấn công”. Ông Tagapan chỉ một lối nhỏ ở phía đông nam bãi cạn và cho biếtđó là lối vào duy nhất.
Không khónhận ra bãi cạn Scarborough nhưng xác định tính chất của bãi cạnlại là vấn đềgây tranh cãi.
Trung Quốc xác định Scarborough là đảo, thực thể có khả năng làm nơi cư trú cho con người theo luật quốc tế.Nếu là đảo thì Scaborough sẽ tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nghĩa là Trung Quốc có quyền khai thác dầu khí vàác nguồn tài nguyên sinh vật khác.
Trong khi đó, Philippines không xem Scaborough là đảo mà chỉ là bãi cạn, do đó không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Đối đầu với tàucảnh sát biển Trung Quốc
Trước đây, các tàu Trung Quốc tiến hành chặn các tàu Philippines trong phạm vi bán kính khoảng8kmtính từ bãi cạn, nhưng hiện nay phạm vi ngăn chặn chỉ còn trong vòng bán kính 1,6km.
Ông Tagapan cố gắng tiến gần bãi cạn Scarborough nhưng canh giữ bãi cạn này là một tàu cảnh sát biển Trung Quốc cao gần 40m.
Để có thể vượt qua tàu này, ông Tanagan đã cho tàu Isla tăng tốc và chạy theo hình chữ V. Trong lúc điều khiển tàu, ông liên tục nhìn vào bức tượng thánhcủa giáo dânCông giáovà không ngừng cầu nguyện.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài phút, một tàu cao tốc có ký hiệu của cảnh sát biển Trung Quốc xuất hiện và rượt đuổi tàu của ông Tagapan.Trên tàu cao tốccó một người đội mũ rơm và mặc áo cam vừa vẫy tay vừa la lớn: “Đira ngoài! Đira ngoài!” (Get out! Get out!).
Tàu Islaphát yêu cầu được vào bãi cạn. Một lần bằngradio và một lần lớn tiếng nói với người đàn ông trên tàu cao tốc Trung Quốc. Mọi nỗ lực của họ đều không được đáp lại.15 phút sau, tàu Islamuốn quay về vìmột tàu cảnh sát biển lớn có trang bị vòi rồng xuất hiện.
Mặc cho phóng viên Hernandez muốn đi vòng để tìm lối vào khác, ông Tagapan cho biết: "Chúng tôi không muốn bị bắn”.
Khi tàu Isla quay đầu chuẩn bị rời đi, tàu cao tốc Trung Quốc đã lùi lại và chụp ảnhtàu Isla. Một tiếng sau tàu Trung Quốc mới rút đi.
"Bọn đem đến tai ương"
Trên đường quay về, tàu Islagặp tàu đánh cá nhỏJJ2. 16 người trêntàu cá đã huýt sáo khen ngợi tàu Isla vì hành động dũng cảm.
Ông Pumicpic, thuyền trưởng tàu cá JJ2, cho biết trước đây mỗi ngày tàu của ông đánh cá tại vùng biển quanh bãi cạn Scarborough đều bắt được sốlượng cá trị giá đến 1.000 USD.Nay thìmỗi ngày tàu ông chỉ bắt được sốlượng cá chỉ còn100 USD.
Ông cho biết năm ngoái,cảnh sát biển Trung Quốc còn lên tàu cá Philippines đánh đập thuyền viên, cắt lưới đánh cá và tịch thu toàn bộ những gìông đánh bắt được.
Ông Pumicpic đãgọi cảnh sát biển Trung Quốc ở bãi cạn Scarboroughlà “bọn đem đến tai ương”.
Ông cũng cho biết trước đây bãi cạn Scarborough là nơi trú ngụ cho tàu cá mỗi khi thời tiết xấu. Bây giờ do bãi cạn đãbị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, ngư dân Philippines đã không còn chỗ tránh bão nữa.
Cẩm Bình (theo New York Times)