Xung quanh vụ đề nghị kỷ luật 2 vị quan chức hàng đầu TP.Hải Phòng
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 19:46, 12/07/2016
Như báo điện tử Một Thế Giới đã thông tin,chiều 11.7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về kỳ thứ 4 và thứ 5 của Ủy ban. Tại 2 kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận về một số vụ việc, trong đó có việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng UBND TP.Hải Phòng nhiệm kỳ 2010-2015 và một số cá nhân.
Đối với tập thể Ban Cán sự đảng UBND TP: Ban cán sự Đảng UBND TP.Hải Phòng nhiệm kỳ 2010-2015 đã thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân thành phố thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy về chủ trương nghiên cứu phương án bố trí các đài phun nước, kết hợp ánh sáng, kỹ xảo nghệ thuật (Dự án nhạc nước), thực hiện không đúng các quy định về quản lý đầu tư xây dựng đối với dự án.
Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam - VOV cũng nêu lại khá chi tiếtvụ việc.Đối với cá nhân các ông: Dương Anh Điền, nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP; Lê Khắc Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó bí thư Ban cán sự Đảng, Phó chủ tịch thường trực UBND TP; Đoàn Duy Linh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch có các khuyết điểm, vi phạm: Vi phạm Quy định số 51-QĐ/TW, ngày 19.4.2007 của Ban Bí thư khóa 10, Quy chế làm việc của Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Quy chế làm việc của Ban Cán sự đảng UBND TP nhiệm kỳ 2011-2016 trong việc quyết định phê duyệt đầu tư Dự án nhạc nước; thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện và vi phạm các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chi phí, quản lý hợp đồng, lựa chọn nhà thầu.
Những khuyết điểm, vi phạm của tập thể và cá nhân nêu trên dẫn đến Dự án nhạc nước còn dở dang, đến nay chưa thể nghiệm thu, thanh-quyết toán, bàn giao, đưa vào sử dụng theo đúng mục tiêu, yêu cầu đã được phê duyệt, làm thất thoát, lãng phí cho ngân sách nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương.
Căn cứ Quy định số 263-QĐ/TW, ngày 8.10.2014 và Quy định số 181- QĐ/TW, ngày 30.3.2013 của Bộ Chính trị (khóa 11) về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, vi phạm của các cá nhân nêu trên đến mức phải xem xét áp dụng hình thức kỷ luật.
Ủy ban Kiểm tra Trung ươngyêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc đối với Ban Cán sự Đảng UBND TP và tiến hành quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với cácông Dương Anh Điền, Lê Khắc Nam, Đoàn Duy Linh.
Nhiềuẩn khuấttrong dự án hệ thống nhạc nước gần 200 tỉđồng
Theo những tài liệu báoPháp luật Việt Namthu thập được và đăng tải vào tháng 7.2015: Vào cuối tháng 10.2014, Công ty TNHH Du lịch Sơn Lâm (gọi tắt là Công ty Sơn Lâm, trụ sở tại Hà Nội), một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tổ chức sự kiện trình bày ý tưởng thiết kế lắp đặt điện chiếu sáng Nhà hát Lớn TP.Hải Phòng, đèn trang trí một số tuyến phố và hệ thống nhạc nước kết hợp âm thanh ánh sáng tại hồ Tam Bạc với lãnh đạo TP.Hải Phòng.
Ngay tại cuộc họp này, ông Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng (sau là Bí thư Thành ủy Hải Phòng) đã kết luận: “Việc lắp đặt hệ thống nhạc nước kết hợp ánh sáng tại hồ Tam Bạc là rất cần thiết”.
Ban đầu, ông Điền “quyết” nguồn vốn xây dựng hệ thống nhạc nước được xác định là nguồn ngân sách và xã hội hóa. Cũng chỉ vài ngày sau, ngày 3.11.2014, ông Dương Anh Điền đã quyết định giao cho Công ty Sơn Lâm được làm chủ trì thiết kế, chủ trì thi công công trình nhạc nước trị giá gần 200 tỉđồng.
Hồ Tam Bạc nằm giữa nội thành, thuộc dải trung tâm TP.Hải Phòng, gắn với bao kỷ niệm thân thiết của nhiều thế hệ người Hải Phòng, nơi từng chứng kiến những thời điểm lịch sử, phút chốc được Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng biến thành nơi trình diễn nhạc nước không thông qua trình tự theo quy định pháp luật.
Người dân Hải Phòng thì “ngỡ ngàng” khi không được chính quyền tổ chức tuyên truyền, thông báo để được biếtđược bàn, được kiểm tra một dự án lớn tiêu tốn đến hàng trăm tỉngân sách nhà nước.
Chưa hết, để đảm bảo “công trình văn hóa”, “đứa con tinh thần” trị giá gần 200 tỉđồng của mình được “trôi chảy”, ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng được phân công trực tiếp chỉ đạo xây dựng công trình nhạc nước. Thời gian để ông Nam cùng các ngành chức năng, Công ty Sơn Lâm hoàn thành việc lựa chọn phương án, thiết bị để trình TP.Hải Phòng quyết định đầu tư cũng chỉ hơn 10 ngày làm việc.
Ngày 1.12.2014, trước khi được điều chuyển công tác ít ngày, đích thân ông Dương Anh Điền đã ký quyết định thay đổi quy hoạch chi tiết hồ Tam Bạc, một cây cầu để “nhét” công trình nhạc nước xuống hồ Tam Bạc.
Quyết định đầu tư vội vàng, bỏ qua các quy trình luật định còn thể hiện ở việc ngày 5.12.2014, Sở Văn hóa - Thể thao vàDu lịch (VH-TT-DL) Hải Phòng, Sở Kế hoạch -Đầu tư, Văn phòng UBND TP.Hải Phòng mới trình nội dung giải trình, thẩm định dự án tới Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng.
Cũng trong ngày 5.12.2014, ông Dương Anh Điền đã “bút phê”, chỉ đạo ông Lê Khắc Nam để ông Nam ký ngay quyết định phê duyệt dự án đầu tư Hệ thống công trình biểu diễn nhạc nước đúng ngày 5.12.2014, đúng mức dự toán Công ty Sơn Lâm đề nghị trước đó.
Sự bất thường trong quyết định phê duyệt, lựa chọn Công ty Sơn Lâm được ông Điền, ông Nam chỉ định vừa là người trình phương án xây dựng, thiết kế rồi làm nhà thầu thi công còn thể hiện ở việc ngày 9.1.2015, ông Đan Đức Hiệp, Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng thay mặt UBND TP gửi tới Thường trực Thành ủy Hải Phòng, trong đó có ông Điền, lúc này giữ chức vụ Bí thư Thành ủy, để đề xuất lựa chọn nhà thầu thi công công trình nhạc nước, công trình được Hải Phòng xác định là công trình trọng điểm, kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng. Tiếnglà văn bản xin lựa chọn nhà thầu nhưng tại văn bản này, ông Hiệp cũng chỉ ra có duy nhất Côngty Sơn Lâm là nhà thầu dự án.
Ngay trong ngày 9.1.2015, một văn bản của Văn phòng Thành ủy Hải Phòng được ban hành để thông báo việc Thường trực Thành ủy đã đồng ý với đề xuất của UBND TP.Hải Phòng lựa chọn Côngty Sơn Lâm là nhà thầu thi công công trình nhạc nước.
Rất mau lẹ, cùngngày 9.1.2015, ông Lê Khắc Nam đã ký quyết định phê duyệt cho Sở VH-TT-DL Hải Phòng lựa chọn, chỉ định Côngty Sơn Lâm được làm nhà thầu xây dựng hệ thống nhạc nước. Điều khôi hài trong quyết định phê duyệt, lựa chọn thầu được ông Lê Khắc Nam ký còn thể hiện ở chỗCôngty TNHH Du lịch Sơn Lâm được chỉ định thầu các gói thầu thiết kế, thi công, cung cấp, lắp đặt thiết bị cho dự án nhưng ông Nam vẫn “thòng” quy định Sở VH-TT-DL Hải Phòng thực hiện kế hoạch đấu thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu…
Cuối cùng, công trình nhạc nước kết hợp âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo nghệ thuật được hy vọng làm thay đổi diện mạo khu vực trung tâm TP.Hải Phòng theo hướng văn minh, hiện đại, tạo cảnh quan không gian, bản sắc riêng cho Hải Phòng trị giá gần 200 tỉđồng đã đưa vào sử dụng từ ngày 8.5.2015.
Nhiều người dân sống quanh hồ Tam Bạc cho biết: Từ khi được khánh thành, công trình nhạc nước chỉ thỉnhthoảng mới hoạt động vào những ngày thứ 7 hoặc Chủ nhật với những khúc nhạc quen thuộc được phát đi phát lại.
Công trình nhạc nước gần 200 tỉ đồng trôngnhư một bènuôi cá nổi lềnh bềnh trên hồ Tam Bạc. (Ảnh: Dân Việt) |
Thực tế hiện nay, công trình nhạc nước gần 200 tỉđồng là một khối khung sắtnổi giữa hồ không khác gì một bènuôi cá di động. Đường dây điện của nóđược bố trí loằng ngoằng; cầu dẫn từ nhà điều hành đến đài phun nước là một khối thô kệchgiữa hồ được làm bằng tre, gỗ tạm bợ trông rất mất thẩm mỹ.
Thời gian qua, trong nhiều cuộc tiếp xúc cử tri TP.Hải Phòng, nhiều cử tri đã đề nghị các lãnh đạo TP.Hải Phòng phải làm rõ dấu hiệu vụ lợi, “lợi ích nhóm”, lãng phí, phá vỡ quy hoạch đã được duyệt trước đó trong việc quyết định đầu tư hạng mục công trình trị giá gần 200 tỉđồng này.
Theo VOV