Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 'mặc áo mới cho đứa con cũ'
Văn hóa - Ngày đăng : 06:21, 16/07/2016
Vào ngày 17.6, những người hâm mộtác giả của cuốn sách nổi tiếng Cánh đồng bất tận, sẽ có dịp gặp gỡ giao lưu với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tại Nhà xuất bản Kim Đồng, 248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM. Trong buổi giao lưu này Nguyễn Ngọc Tư sẽ giới thiệu, ký tặng độc giả hai tác phẩm Xa xóm mũi và Biển của mỗi người nhân dịp hai tác phẩm này được tái bản.
Với lần tái bản này, Xa xóm mũi và Biển của mỗi người đã mang một diện mạo hoàn toàn mới. Bìa sách được thiết kế dưới dạng jacket với đường nét và màu sắc giàu tính chuyển động. Hình ảnh minh họa cho tác phẩm cũngđược sáng tạo uyển chuyển độc đáo gợi lên nhiều liên tưởng.
Với tập tản văn Biển của mỗi người, người đọc sẽ bắt gặp một giọng văn đầy cá tính, đậm chất Nam Bộ như những gì mà nữ nhà văn này từng thể hiện trong các tác phẩm đã viết trước đó. Biển của mỗi người chứađựng 21 bài viết mang nhiều suy tư và nặng trĩu nỗi buồn của từng thân phận con người trước bao nhiêunghịch cảnhvànhững biến động không ngừng. Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư luôn có nhữngdằn xé trong tâm thức với sự chọn lựa giữa tỉnh lẽ và thành thị, và những cuộc chia ly không hẹn buổi trở về.
Dườngnhư nỗi buồn đã trở thành sự mặc định trong văn của Nguyễn Ngọc Tư, đằng sau hình bóng của mỗi nhân vật haycâu chuyện của chính mình, dù là câu chuyện buồn nhưng nhà văn vẫn chuyển tải đến bạn đọc thông điệp của niềm tin và hi vọng ở cuối mỗi con đường.
Xa xóm mũi của Nguyễn Ngọc Tư viết dành cho lứa tuổi thiếu nhi dưới thể loại truyện ngắn. Trong tập truyện này, nhà văn người Cà Mau thiêng về cách kể lại những hoài niệm đẹp đẽ của những ngày thơ ấu thông qua hình ảnh của nhiều đứatrẻ Nam bộvô cùng hồn nhiên trong trẻo. Những đứa trẻ rời quê mang theo trong tâm tưởng âm thanh của: “Tiếng ghe cào đi đêm ra biển ầm ì, tiếng cơm sôi ì ạch trong bếp, tiếng nước xối ào ngoài mái đặt trên sàn lãn làm bằng cây đước. Ngọn khói sớm chiều êm ả cuộn, êm ả tan. Rồi cả cái xóm Mũi này nữa, không thể gói vào trong giỏ để lâu lâu hé ra nhìn cho đỡ tủi.” Ta có thể bắt gặp hình ảnh này qua các truyện ngắn Tắm sông, Ông ngoại, Giàn bầu trước ngõ, Áo Tết, Xa xóm mũi…
Đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư đôi khi ta có cảm giác như nghe chính giọng nói "rẹt Nam bộ"củacô đang ngồi nhỏ tokểlạicâu chuyện những người đang sống bên cạnh nhà mình:"Sáng mồng Một, ông đóng cửa, khép rào và làm một chuyến đi tới mênh mông. Đứa trẻ hỏi, “rồi chú làm sao?”. Ông già cười, “châm một bình trà ngồi uống ngó biển chơi”. (Biển của mỗi người). Hoặc: "Nhưng chútnữa sáng, nó phải rời xóm Mũi thật rồi. Gió phăng phăng thổi qua nóc nhà lá nghe phần phật. Thằng Đức nghe má nó múc nước vô cái ấm nhôm rồi thổi lửa phù phù trên bếp. Ông ngoại chắc ngồi gần đâu đó, thằng Đức nghe má nói nhỏ :
- Chắc con nhớ nó lắm, ba à.
- Ừ, ông ngoại trả lời, nó giống thằng chồng bây in hệt...." (Xa xóm mũi)
Tiểu Vũ