Khẳng định bị mạo danh tranh, họa sĩ Thành Chương gửi thư tới truyền thông Quốc tế
Văn hóa - Ngày đăng : 04:55, 17/07/2016
Trong lá thư họa sĩ Thành Chương cho biết "ngày 14.7.2016 tôi có đến xem một cuộc triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu những tác phẩm của một số họa sĩ Việt trong nửa đầu của thế kỷ 20. Triển lãm này chỉ gồm những bức tranh trong bộ sưu tập cá nhân của ông Vũ Xuân Chung".
Theo họa sĩ Thành Chương "triển lãm này đã thu hút nhiều bình luận của báo chí nghi ngờ về gốc tích của nhiều tác phẩm. Ông Vũ Xuân Chung, người tham dự tại cuộc triển lãm này cho rằng không có nghi ngờ gì về nguồn gốc của các tác phẩm tại triển lãm vì ông có giấy chứng nhận xác thực của mỗi bức tranh".
Họa sĩ Thành Chương cho biếtlà ông đã "rất ngạc nhiên khi thấy một bức tranh trong triển lãm là tranh do tôi vẽ trong giai đoạn 1970-1975; nhưng chữ ký lại là của nghệ sĩ "đàn anh" Tạ Tỵ và ghi năm 1952".
"Ngay lập tức, tôi đã khiếu nại sự ngạc nhiên của mình với những người tổ chức triển lãm", họa sĩ Thành Chương viết trong thư gửi báo chí quốc tế.
Ngay sau khi đưa ra lời khiếu nại, họa sĩ Thành Chương đã nhận được "một bản sao của giấy chứng nhận liên quan đến bức tranh có chữ ký của ôngJean François Hubert, thành viên của Hiệp hội Chuyên gia Pháp, thành viên của Hiệp hội Chuyên gia Quốc gia và chuyên gia cao cấp về nghệ thuật Việt Nam và châu Á của Hãng đấu giá Christie Hồng Kông".
Nhưng, họa sĩ Thành Chương nhấn mạnh sự chứng thực của ông Jean François Hubert là không đúng và bức tranh Trừu tượng "thực tế là một bức chân dung mà tôi vẽ vào thời kỳ 1970-1975với phong cách vẽ của tôi vào thời điểm đó".
Sự việc sau đó đã được các báo chí tại Việt Nam, trong đó có báo điện tử Một Thế Giới khai thác và đã được BBC đăng lên theo phản hồi của họa sĩ Thành Chương.
Theo họa sĩ Thành Chương "để đối phó với phản ánh của truyền thông, ôngJean-Francois Hubert ngay lập tức gửi một bức ảnh chứng minh với bức tranh xuất hiện trên cửa. Ông Hubert tuyên bố với truyền thông bốn người trong bức ảnh từ trái sang là ông Trần Quý Thịnh; Nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân; họa sĩ Bùi Xuân Pháivà giáo viên, nhà sưu tập Nguyễn Bá Đạm. Tôi tin rằng 3 người trong hình đã chết. Tôi không biết ông Nguyễn Bá Đạm có còn sống hay không".
Sau đó, trong thưcủa mình họa sĩ Thành Chương đặt nghi ngờ về tính chân thật của bức hình mà ôngJean-Francois Hubert dùng để chứng minh cho nguồn gốc của bức tranh đang bị nghi vấn là "tranh đạo".
Trong thưhọa sĩ Thành Chương nhấn mạnh ông "chưa quyết định có theo đuổi hành động pháp lý xung quanh vấn đề này hay không. Mối quan tâm đặc biệt của tôi là các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến tính xác thực của tác phẩm nghệ thuật được duy trì đúng cách. Nó đưa ra trước mắt của tôi về danh tiếng của chuyên gia M. Jean-Francois Hubert và Hãng đấu giá Christie Hồng Kông. Nó cũng liên quan đến chủ sở hữu của bộ sưu tập và giá trị bộ sưu tập mà ông ta sở hữu".
"Tôi sẽ không đưa ra bình luận nào thêm về vấn đề này cho tới khi những người có liên quan có thể tiến hành thống nhất và có một số chứng lý khoa học để làm căn cứ bình luận thêm. Tuy nhiên, tôi cho rằng cần có một sự phân tích độc lập được mời đến bởi các bên liên quan như là cách giải quyết vấn đề một cách khoa học", họa sĩ Thành Chương cho biết trong cuối bức thư.
Về cuộc triển lãmNhững bức tranh trở về từ châu Âu
Cuộc triển lãmNhững bức tranh trở về từ châu ÂutạiBảo tàng Mỹ thuật TP.HCM từngày10.7đến 21.7 gồm17 tác phẩm được giới thiệu là của các họa sĩ thế hệ Trường Mỹ thuật Đông Dương (1924 - 1945) nổi tiếng như Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Sỹ Ngọc, Tạ Tỵ thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chungdấy lêncác nghi vấn liên quan đến phòng tranh.
Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đã yêu cầu bảo tàng phải lập hội đồng giám định tranh để sớm trả lời công luận.
Thiên Hà