Mẹ của Vũ Văn Tiến quỳ xin lỗi cha nạn nhân trước sân tòa

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 07:06, 18/07/2016

Sáng nay, 18.7, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án “Thảm sát Bình Phước”. Người nhà của nạn nhân và bị cáo đều có mặt khá sớm tại tòa án. Trước khi bước vào phòng xử án, một tình huống đã xảy ra khi hai người phụ nữ là chị và mẹ của bị cáo Vũ Văn Tiến đã bất ngờ quỳ lạy một người đàn ông.

Theo quan sát của phóng viên thì người đàn ông đó là ông Nguyễn Dinhcha của bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga, một nạn nhân trong vụ thảm sát ở Bình Phước. Để cứu con,bà Vũ Thị Thi (mẹ bị cáo Tiến) đã góp góp được 20 triệu đồng để đền bù cho gia đình bị hại, song bị từ chối. Gia đình bị cáo này cũng xin được hơn 10.000 chữ ký với nội dung xin cho Tiến thoát án tử.

7 giờ 30, các bị cáo được xe dẫn giải đưa vào trụ sở tòa án tại Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM) để chuẩn bị làm thủ tục cho phiên tòa phúc thẩm.Số người tham dự phiên tòa hôm nay khoảng hơn 100 người, ngồi kín khán phòng.

7 giờ 50,thư ký phổ biến nội quy tại phiên toà. Căng thẳng nhất là nét mặt của Vũ Văn Tiến vì Tiến vẫn hy vọng có thể được giảm phạtđể thoát khỏi án tử hình. Còn Nguyễn Hải Dương vẫn giữ thái độ lạnh lùng vì có lẽ Dương đã tự biết kết cục của mình.Dương không có đơn kháng cáo, chấp nhận án tử mà tòa sơ thẩm đã tuyên trước đó. Theo luật sư của bị cáo cho biết, Dương có nguyện vọng được thi hành án sớm vì không muốn phiền lụy gia đình đau buồn, thăm nom.

8 giờ20, đại diện Viện kiểm sátbác đơn xin vắng mặt của bà Trần Thị Trinh (dì của bị cáo Dương) vì vừa sinh con, đề nghị HĐXX tiếp tục xét xử.Bà Trinh cũng là người bị gia đình bị hại kháng cáo cấp phúc thẩm xem xét trách nhiệm hình sự.

8 giờ23,luậtLêVăn Nam, bào chữa cho Vũ VănTiến đề nghị hoãn phiên toà. Tòa bác đề nghị của luật sư Nam

8 giờ 30, tòa chính thức mở xét xử vụphúc thẩm vụ án “Thảm sát Bình Phước”. Cả3 bị cáo, đại diện gia đìnhbị hại đềuđồng ý với thành phần HĐXX.

9 giờ 08, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hữu Ba đang đọc bản án sơ thẩm 22 trang mô tả chi tiết hành vi phạm tội của 3 bị cáo.Nghe mô tả về hành vi gây án của Dưong và đồng bọn, người nhà bị hại không kìm đượcnước mắt, khóc tại tòa.

9 giờ 25, Bị cáo Tiến khai xin giảm nhẹ hình phạt vì tinh thần thời điểm không ổn định. Bị cáo nói mìnhkhông cố ý hành động, bị Dương rủ rê. Khi Dương rủ bị cáo đi không nói đi cướp tài sản. Tiến cũng nói rằng mình không phải là người có ác ý.
Chủ tọa: hồ sơ thể hiện lúc đi Dương kể hết và bàn bạc cùng hành động giết và cướp. Mục đích ban đầu là bị cáo đi theo dùng dao uy hiếp để cướp tiền. Thử hỏi không có bị cáo giúp sức tích cực thì Dương có giết người 6 người lạnh lùng thế không?
Bị cáo Tiến: tại Dương đe dọa tinh thần bị cáo.
Chủ tọa: Dương chỉ nói một câu "mày về thì lỡ hết kế hoạch của tao". Thế là đe dọa, uy hiếp sao?

HĐXX cho rằng thời điểm Duơng nói với Tiến ko đượcvề, Tiến cũng có cầm dao Thái Lan
Tiến thừa nhận khôngcó mình Duơng sẽ khônggiết được6 người

9 giờ 28,chủ tọa hỏibị cáo Thoại: Bị cáo giúp sức về mặt tinh thần, vật chất với Dương đúng không?
Thoại trả lời: Đúng. Bị cáo giúp sức là mua dao cho Dương, mua gậy ba trắc cho Dương, cho Dương mượn ba lo, có đi theo Dương một lần nhưng gọi Vỹ không nghe điện thoại nên về. Sau khi nghe Thoại khai, chủ tọa nêu Thoại rất thành khẩn.
"Xin giảm nhẹ hình phạt về lý do gì", chủ tọa hỏi. Thoại khai xin giảm nhẹ vì không tham gia giết người.
HĐXX sẽ xem xét nhưng với lời khai của bị cáo thì dù bị cáo không tham gia nhưng bị cáo đã giúp sức tích cực cho Dương với vai trò đồng phạm.

Phần xét hỏi được tiến hành đến trưa rồi tạm nghỉ.

14 giờ 20

Đại diện VKS nêu quan điểm.

Đại diện VKS phát biểu tranh luận với LS Lê Văn Nam. Về tình tiết tăng nặng man rợ được áp dụng đối với việc sát hại ông Mỹ, bà Nga, cháu Vỹ, những người không có mâu thuẫn, không có tài sản để cướp - đây là hành vi mang tính côn đồ.
Tiến có nhiều cơ hội để dừng lại hoặc bỏ về khi Dương kiên quyết gây án nhưng Tiến đã không làm như vậy.
Sự giúp sức tích cực của Tiến thể hiện lúc Dương dùng súng điện chích ông Mỹ, ông vùng vẫy, Tiến không trói được nên đã nói: "Mày chích kiểu gì vậy? Chích lại coi".
Cơ hội cuối cùng của Tiến là làm đơn xin Chủ tịch nước ân xá.

Các bị cáo tại tòa.

Đối đáp với LS bào chữa cho Thoại, đại diện VKS cho rằng Thoại đã định trước là giết người. Qua quá trình bàn bạc, Thoại biết rõ Dương rủ đi giết người. Cụ thể, Thoại đã nói: “Thù ai giết người đó, tại sao phải giết cháu Vỹ...”.

Đáp lại, LS Phạm Quốc Hưng đề nghị VKS nêu rõ số bút lục. Theo ông, Thoại chỉ nói: “Người ta thiếu tiền thì lên đòi lại, sao phải cướp?”. Dương trả lời: “Em lên kế hoạch hết rồi”, điều này cho thấy kế hoạch là do một mình Dương nghĩ ra.

14 giờ 40
LS Hưng tiếp tục nêu luận điểm, Thoại chỉ nói: “Sao phải giết thằng nhóc? Có cách nào lấy được tiền mà không giết người được không?”.

Mỗi khi Dương trả lời thì Thoại im lặng. Cuối cùng Thoại nói: “Ừ, để lên coi sao...”. Nếu căn cứ vào những câu nói trên mà quy kết Thoại đồng ý đi giết người là suy đoán có tội, trái với nguyên tắc suy đoán vô tội.

LS Hưng ví dụ trường hợp của Thoại với chuyện… đi ăn phở. Giả sử định đi ăn phở nhưng tới nơi tiệm phở chưa mở cửa, vậy coi như ăn phở rồi mà chưa đạt. “Làm gì có chuyện vô lý như vậy được? Càng không có căn cứ để quy kết Thoại vào tình tiết giết người có tính chất man rợ” - LS Hưng nhấn mạnh.

Phần này đại diện VKS đã không tranh luận vì nhận định một vấn đề chỉ tranh luận một lần, không tranh luận thêm kèm theo khẳng định mức hình phạt tòa sơ thẩm tuyên đã thỏa đáng, đúng người đúng tội.

LS Nam không đồng tình với đại diện VKS về quan điểm đánh giá hành vi của Tiến côn đồ và man rợ. “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại. Vô hình trung tạo tư tưởng cho người chuẩn bị phạm tội vì có quay đầu cũng không được khoan hồng”.

15 giờ 00

Kết thúc phần tranh luận. Các bị cáo được nói lời sau cùng. Bị cáo Tiến xin lỗi gia đình bị hại, nếu được sống Tiến mong sẽ được bồi thường thiệt hại phần nào cho người thân các nạn nhân.

Bị cáo Thoại cũng xin được tạ lỗi với gia đình bị hại, xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt.
15 giờ 30 tòa tuyên án

Tòa bắt đầu tuyên án. Mẹ của bị cáo Tiến liên tục chắp tay cầu nguyện, mong một phép màu, con bà có cơ hội được sống.

Tòa nhận định bản án sơ thẩm đúng pháp luật, đáp ứng được mong mỏi của dư luận. Tiến mặc dù có bị Dương khống chế nhưng đã đồng ý làm đồng phạm tích cực. Hành vi quá tàn ác, không còn khả năng cải tạo. Không có tình tiết giảm nhẹ nào mới nên không có cơ sở chấp nhận kháng cáo.

Thoại không trực tiếp thực hiện vụ án nhưng đã biết trước được kế hoạch. Thoại không tham gia vì bất ngờ có tin bà ngoại bệnh, do đó không có cơ sở giảm án cho Thoại.

Về bà Trần Thị Trinh (dì của bị cáo Dương), HĐXX nhận định không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của phía bị hại. Cơ quan điều tra đã làm rõ bà Trinh không có vai trò, không liên quan trong vụ án này.

Từ những căn cứ trên, thay mặt HĐXX, Thẩm phán Nguyễn Hữu Ba tuyên đọc bản án như sau:
"Bác toàn bộ kháng cáo của hai bị cáo và đại diện hợp pháp của người bị hại, tuyên y án sơ thẩm.

Hình phạt tử hình đối với bị cáo Vũ Văn Tiến về hai tội giết người, cướp tài sản; 16 năm tù giam đối với bị cáo Trần Đình Thoại về hai tội giết người, cướp tài sản. Trong vòng bảy ngày, bị cáo Tiến có quyền viết thư cho Chủ tịch nước để xin ân xá".

Trước đó vào ngày 17.12.2015, TAND tỉnh Bình Phước đã xét xử và tuyên phạt Nguyễn Hải Dương (SN 1991, quê An Giang), Vũ Văn Tiến (SN 1991, quê Bình Phước) án tử hình, Trần Đình Thoại (SN 1988, quê Vĩnh Long) 16 năm tù đều về tội Giết người và Cướp tài sản.

Vào tối 4.7.2015, Nguyễn Hải Dương và Trần Đình Thoại đã đến nhà ông Lê VănMỹ với âm mưu giết người, cướp của. Dù đã cẩn thận mua sim "rác" nhắn tin với Vỹ (cháu ông Mỹ) trước đó, nhưng Dương lại dùng số điện thoại của Thoại nhắn tin, gọi cho Vỹ doquên mang theo sim "rác". Tối đó Vỹ không nghe máy, Dương và Thoại quay về vì không thể vào nhà được. Sau đó Thoạt rút lui nhưng vẫn mua hung khí cho Dương. Kẻ chủ mưu sau đó rủ được Vũ VănTiến đi chung với mình để gây án.

Tối 6.7, Dương cùng Tiến lên nhà ông Mỹ để thực hiện tội ác. Sau khi sát hại Dư Minh Vỹ (ra mở cổng), cả Dương và Thoại đột nhập vào nhà ông Mỹ theo đường ban công phòng Lê Thị Ánh Linh và Dư Ngọc Tố Như. Tại đây những dấu giày của cả hai đã in rất rõ trên lớp bụi ở bậc thềm ban công.

Trong quá trình gây án, Dương để lại một mẩu găng tay cao su bị rách đứt lúc sát hại Như và Lê Quốc Anh. Tổng cộng trong lúc gây án Dương để lại 4 mẩu rách từ bao tay cao su mình mang. Sau khi tìm được đôi bao tay cao su Dương cất giấu cùng những tang vật khác, các mẩu này được ráp lại thành một bao tay hoàn chỉnh. Ngoài ra còn có khá nhiều dấu giày, dép trên giường, trong phòng các nạn nhân.

Tại hiện trường công ancòn phát hiện một lõi băng keo đã dùng hết. Xét nghiệm dấu vân tay thấykhông trùng khớp với những nạn nhân. Sau này dấu vân tay nói trên được so sánh đã trùng khớp với dấu vân tay của bị cáo Tiến.Trong quá trình khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm ADN, cơ quan chức năng thu được nhiều kết quả khác nhau.

Hải Dương sa lưới pháp luật chỉ sau 3 ngày kể từ lúc gây án.

Trên găng tay bị rách thu được tại hiện trường, ngoài ADN của Vỹ vàbà Nga còn có ADN của một người khác.ADN này không trùng khớp với bất kỳ mẫu AND của 6 nạn nhân. Trong con dao bấm Dương dùng để giết hại 6 nạn nhân cũng để lại nhiều ADN lẫn với nhau của nạn nhân. Tuy nhiên, trong những mẫu ADN đó có cả của một người lạ, sau này khi so sánh 2 mẫu ADN nói trên với ADN của Dương được xác định là trùng khớp.

Khi đột nhập, vì được Vỹ giúp nên các ổ khóa cổng, cửa ban công hay cửa nhà ông Mỹ đều không có dấu hiệu cạy phá. Đây được xem là một tình tiết giúp cơ quan điều tra khoanh vùng đối tượng nhanh chóng hơn.

Tiếp sau đó, sau khi sát hại 6 nạn nhân trong nhà ông Mỹ, Dương bị dính khá nhiều máu nên đã vào phòng vệ sinh tắm rửa. Cả Tiến và Dương sau đó đã thay đồ trước khi rời nhà ông Mỹ.

Dù tính toán kỹ lưỡng nhưng cuối cùng những kẻ gây án cũng bị cơ quan điều tra bắt giữ và đưa ra xét xử.

Hồ Đông

Hồ Đông