Khẳng định tranh Thành Chương và nhiều họa sĩ bị mạo danh, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM xin lỗi công chúng
Văn hóa - Ngày đăng : 18:25, 19/07/2016
Dù trễ chuyến bay từ Hà Nội vào TP.HCM đến gần 1 giờ nhưng ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh vàTriển lãm, thuộc Bộ VHTT&DL vẫn kịp có mặt tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM để chủ trì cuộc họp với Hội đồng thẩm định về những bức tranh thuộc sở hữu củanhà sưu tập Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Sau khi triễn lãm nàykhai mạc, đã có rất nhiều ý kiến về tính nguyên gốc và chất lượng mỹ thuật của bộ sưu tập này.
Thành phần Hội đồng thẩm định gồm có họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Phó chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam;nữ điêu khắc gia Phan Gia Hương, Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam văn phòng tại TP.HCM;họa sĩ Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM. Về phía Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCMcó ông Trịnh Xuân Yên và ông Hứa Thanh Bình. Ngoài ra còn có đại diện của Sở VHTTTP.HCM, các họa sĩlão làng của Việt Nam như họa sĩ Quách Phong, họa sĩ Nguyễn Quân, họa sĩ Nguyễn Trung Tín…
Nhà sưu tập Vũ Xuân Chung, chủ nhân của bộ sưu tập không có mặt tại buổi đối chất và thẩm định.
Trước khi bước vào cuộc họp, các thành viên của Hội đồng thẩm định đến phòng tranh để xem thêm một lần nữa. Trả lời phỏng vấn báo chí, các họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Quách Phong, điêu khắc gia Phan Gia Hương đều tỏ ra khá bức xúc về tình trạng tranh giả, tranh chép đang nhức nhối trong giới mỹ thuật Việt Nam hiện nay. Tuy chưa bước vào cuộc họp nhưng họ khẳng định tất cả tranh ở đây đều là tranh giả. Các họa sĩ cũng chỉ rõ cho phóng viên thấy những điểm được gọi là “nét vẽ còn non nớt mà tất cả những ai có nghề đều có thể nhận ra”.
Video phát biểu của các nhà chuyên môn về "Những bức tranh trở về từ châu Âu":
9 giờ 30,Hội đồng thẩm định bước vào cuộc họp kín. Một thành viên của hội đồng báo tin ra ngoài cho các phóng viên là tình hình cuộc họp diễn ra vô cùng căng thẳng. Thông tin phóng viêncó được là họa sĩ Thành Chương đã trình bày với Hội đồng thẩm định những bằng chứng về bức tranh “Trừu tượng” là do chính mình vẽ. Ngoài bằng chứngđã được công bốtrước đó, ông Chương còn trình ra bức ảnh đã chụp bức tranh này từ năm 1975 do một nhà nhiếp ảnh thực hiện. Lần này họa sĩ Thành Chương khẳng định bức tranh được ông vẽ vào năm 1975 có kèm theo bức thư xác nhậncủa bà Kim Anh (người mẫu trong bức tranh).
10 giờ 30, tranh thủ giờ nghỉgiữa cuộc họp, vợ chồng họa sĩ Thành Chương đãđến phòng tranh để trả lời phỏng vấn với phóng viên báo TheNew York Times thì bất ngờ ông Vũ Xuân Chung xuất hiện và có lớn tiếng với họa sĩ Thành Chương.
Hội đồng chuyên môn đã đi đến kết luận riêng cho bức tranh "Trừu tượng" của nhàsưu tập Vũ Xuân Chung là tranh của họa sĩThành Chương bị mạo danh,tẩy xóa tên tác giả vàđề tên Tạ Tỵvẽ năm 1952 là tranh giả. Chữ Tạ Tỵ ký trên tranh là nét sơn mới, chưa bị thời gian làm nứt như các phần khác trên tranh.
12 giờ 30buổi họp kết thúc, đại điệnphía Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM là ông Trịnh Xuân Yên đã có những kết luận với một số quan điểm như sau:
- 15 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện.
- 2 bức tranh trong Bộ sưu tập này là mạo danh chữ ký tác giả (họa sĩTạ Tỵ và họa sĩSỹ Ngọc).
- Tạm giữ tất cả 17 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung để phục vụ công tác điều tra.
- Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xử lý và sớm có kết luận cho vấn đề này.
Thông qua báo chí, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đãgửi lời xin lỗi đến công chúng vì đã chấp thuận để triển lãm diễn ra tại bảo tàng khi các thông tin chưa đủ tính xác thực.
Trong khi đó các nhà chuyên môn tỏ ra rất bức xúc về vụ việc này. Nhiều họa sĩ đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra làm rõhoặc truy cứu trách nhiệm những người có liên quanđể loại bỏ tệ nạn làm tranh giả đang rất nghiêm trọng, gây nên nhiều tổn hại lâu dài chosự phát triển của mỹ thuật Việt Nam.
Tiểu Vũ