Con người từ xa xưa đã đương đầu với thú dữ
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 15:18, 21/07/2016
Theo PLoS One, trong một hang sâu trên lãnh thổ Ma rốc, các nhà khoa học đã tìmthấy những dấurăng linh cẩu trên xương người cổ. Các nhà khoa học khẳng định chắc chắn rằng 1,5 triệu năm trước, con người không ở trên đỉnh của cái gọi là chuỗi thức ăn. Theo nhận định của họ, thời đó, thú dữ không chỉ cạnh tranh với con người trong việc tìm kiếm thức ăn mà có lúc phải ăn chính con người.
Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã ngờ rằng gần 500 nghìn năm trước, vượn người đã phải chiến đấu với thú ăn thịt khổng lồ thời đó để giành giật thức ăn và không gian sinh tồn trong các hang động rộng lớn. Nhưng các nhà nghiên cứu chưa tìmra những chứng cứ khẳng định ngờ vực đó.
Những cuộc khảo sát mới đây tại những hang động gần thành phố Casablanca, Ma rốc, đã thu được những chứng cứ đó. Các chuyên gia của Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Pháp là những người tìm ra dấu vết xương người hominid bị răng linh cẩu gặm. Họ xác định đây là hài cốt của người vượn, tổ tiên của con người hiện đại và người Neanderthal.
Tiếp tục nghiên cứu xương cho thấy người vượn có thể chết vì bị săn hoặc chết vì một nguyên nhân khác nào đó, nhưng cơ thểbị thú hoang ngấu nghiến ngay sau khi bị chết.
Các chuyên gia cho rằng thời xa xưa thú hoang coi thịt người là nguồn thức ăn tiềm tàng. Một nhà nghiên cứu trong nhóm chia sẻ rằng ai cũng biết con người ở thế Pleistocen là những thợ săn khéo léo. Họ đã biết bắt những con thú hoang lớn và xua đuổithú dữ khỏi nơi sinh sống. Nhưng hình dung họ như những thợ săn mồi lão luyện thì chúng ta đã nhìn họ qua cặp kính màu hồng rồi.
Các nhà khoa họccho rằng con người chỉ thực sự bảo đảm an toàn cho mình khi chế ngự được lửa và tạo ra những khu cư trú đông đúc.
Vũ Trung Hương