Giật mình với kết quả giám sát thu phí cao tốc BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 19:48, 21/07/2016

Kết quả giám sát việc thu phí tại các trạm thu phí BOT trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ khiến nhiều người giật mình bởi số tiền thu được trong những ngày có sự giám sát cao hơn nửa tỉ đồng mỗi ngày so với số tiền được báo cáo trước khi có kiến nghị về sự thiếu minh bạch.

Đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa ban hành biên bản kiểm tra, giám sátviệc thu phí tại các trạm thu phí đường bộ BOT trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Đầu tháng 5.2016, một trong ba cổ đông trong liên danh nhà đầu tư của tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là Tổng công ty Xây dựng giao thông 1 - Công ty Cổ phần (Cienco 1),cho rằngdoanh thu thu phí trên tuyến cao tốc mà liên danh này báo cáo các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như thông báo cho các cổ đông là chưa sát với thực tế đồng thời đặt ra “nghi vấn” thất thoát phí và đề nghị thanh tra về hoạt động thu phí của tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Sau phản ảnh của Cienco 1, dư luận càng trở nên nónghơn về chuyện phí đường bộ, nhất là phí đường BOT. Thủ tướng Chính phủ cùngBộ GTVT và các tổ chức, cá nhân đã có những chỉ đạo, lên tiếng đề nghịkiểm tra, giám sát việc thực hiện thu phí tại các trạm thu phí BOT cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và toàn bộ các trạm thu phí trên cả nước.

Trước dư luận hết sức gay gắt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành Quyết định 1515/QĐ-TCĐBVN về việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát đột xuất công tác thu phí tại Trạm thu phí đường bộ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ do Công ty cổ phần Pháp Vân - Cầu Giẽ khai thác và quản lý, từ 18 giờ ngày 10.7.2016 đến 18 giờ ngày 20.7.2016.

Biên bản của Đoàn giám sát cho thấy, liên quan đến việc giám sát công tác quản lý vé, doanh thu thực tế, theo kết quả kiểm tra của Tổng cục Đường bộ, số thu của một làn có một số trường hợp nhiều hơn và được xé vé bổ sung (cao nhất là 150.000 đồng/làn, số thấp nhất là 5.000đồng/làn). Nguyên nhân được Đoàn kiểm tra chỉ ra là do lái xe không nhận lại tiền thừa khi nhân viên trả lại.

Cienco 1 cho rằng có sự thiếu minh bạch nên tiến hành kiểm đếm độc lập. Tuy nhiên, việc kiểm đếm đã gặp phải sự cản trở của BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ.

“Có trường hợp số thu ngân thấp hơn doanh thu qua thiết bị hậu kiểm nhiều nhất là 50.000 đồng/làn.Cả trạm một ca chênh lệch nhiều nhất là 500.000 đồng/ca/32 làn và đều được lập biên bản xác định nguyên nhân chủ yếu do thiết bị đọc hai lần một biển số xe hoặc không xác định được biển số xe”, kết quả kiểm tra nêu rõ.

Kết quả doanh thu thu phí 10 ngày tại cao tốc này được công bố là 19,85 tỉđồng, bao gồm doanh thu thu vé lượt 17,5 tỉđồng; vé tháng của tháng 7 là 1,7 tỉđồng và vé quý III là 640,7 triệu đồng. Chia bình quân một ngày trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ thu được 1,985 tỉđồng.

Như vậy con số thu phí trên là cao hơn rất nhiều somức thu phíbình quân hàng ngày của các tháng trước đó mà Công ty cổ phần Pháp Vân - Cầu Giẽ đãbáo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cổ đông.

Trước đó, theo báo cáo của Công ty cổ phần Pháp Vân - Cầu Giẽ về công tác thu phí sau khi tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đi vào hoạt động và thu phí đến tháng 1.2016, doanh thu thu phí chỉ đạt 41 tỉđồng/tháng (bình quân là gần 1,4 tỉđồng/ngày).

Tuy nhiên, kết quả thu phí tháng 2.2016 là đợt cao điểm vận tải Tết Bính Thân, doanh thu thu phí lại bị giảm xuống chỉ còn 35,9 tỉđồng (bình quân chỉ đạt gần 1,2 tỉđồng/ngày).

Ngay sau khi Cienco1 có văn bản đề nghị thanh tra vì nghi ngờ hoạt động thu phí thiếu minh bạch của Công ty cổ phần Pháp Vân - Cầu Giẽ, thì báo cáo doanh thu trong tháng 4 và 5 vừa qua, trạm thu phí trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã thu được hơn 50 tỉđồng/tháng (chia bình quân đạt trên 1,8 tỉđồng/ngày).

Trước đó, kết quả kiểm tra của Tổng cục Đường bộ vào cuối tháng 6 đã chỉ ra hàng loạt các lỗi về dữ liệu để phục vụ công tác hậu kiểm, đặc biệt cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát doanh thu thu phí của tuyến đường này.

Qua kiểm trahệ thống thiết bị thu phí cho thấy, các trạm thu phí đã được kết nối về trung tâm điều hành. Tuy nhiên, đơn vị vẫn chưa áp dụng việc thu phí bằng thẻ từ (theo báo cáo của đơn vị thu phí thì mới in được 32.000/40.000 thẻ) mà vẫn dùng vé in giấy thường kết hợp thẻ mở barie cưỡng bức theo từng chủng loại xe. Vì vậy, phần mềm quản lý thu phí chưa hỗ trợ được việc trích xuất báo cáo số thu phí của từng loại vé, từng ca, từng ngày, từng tháng.

Đối với hệ thống phần mềm thu phí, qua kiểm tra (thời điểm kiểm tra là ngày 29.6), hệ thống chỉ lưu giữ được hình ảnh chụp phương tiện, hình ảnh video chỉ lưu giữ được 4-5 ngày. Đáng chú ý là khi xem lại dữ liệu hình ảnh video hệ thống hoạt động chậm, thường bị treo máy.

Tổng Cục Đường bộ Việt Nam đánh giá: “Với hiện trạng hệ thống thiết bị, phần mềm quản lý thu phí như trên, việc kiểm tra, giám sát doanh thu thu phí của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ gặp nhiều khó khăn”.

Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) có tổng chiều dài khoảng 29 km với tổng mức đầu tư 6.731 tỉđồng. Trong đó, giai đoạn 1 cải tạo, nâng cấp kết cấu mặt đường chính tuyến đã hoàn thiện xong và được thu phí từ ngày 6.10.2015.

Giai đoạn 2, mức đầu tư là 4.757 tỉđồng, tiếp tục mở rộng thêm 2 làn, xây dựng mở rộng hoàn chỉnh đường cao tốc thành 6 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 33,5 m, xây dựng đường gom song hành hai bên với quy mô đường cấp 4 đồng bằng để đến đầu năm 2018 đưa vào khai thác.

Dự án đầu tư, nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ do liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát và Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành làm chủ đầu tư.

Nam Phong

Nam Phong