Bộ GD-ĐT vào cuộc vụ Trường ĐH Kinh tế quốc dân tăng học phí

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 08:07, 23/07/2016

Chia sẻ với báo chí chiều 22.7, đại diện Bộ GD-ĐT, ông Bùi Hồng Quang - Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính cho biết sẽ rà soát lại mức tăng học phí của Trường ĐH Kinh tế quốc dân.

Trước phản ứng của sinh viên và thông tin của báo chí về việc Trường ĐH Kinh tế quốc dân tăng học phí lên tới 530.000 đồng/tín chỉ - một mức học phí được cho là quá cao đối với sinh viên, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết nhà trường đã báo cáo về mức tăng học phí trong năm học2015-2016, tuy nhiên Bộ sẽ xem xét rà soát lại mức tăng phù hợp sau khi có những phản ứng gay gắttừ sinh viên cho rằngmức tăng học phí quá cao so với mặt bằng chung của xã hội.

Ông Bùi Hồng Quang cho biết việc các trường thí điểm tự chủ tài chính, có đủ hệ thống văn bản quy định lộ trình tính toán tăng học phí đến năm học 2020-2021. Tuy nhiên, lộ trình tăng của các trường có hợp lý hay không phải xem xét nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố cơ sở vật chất cũng như các môn học phù hợp cho đúng với số tiền quy định ở các tín chỉ. “Hiện Bộ GD-ĐT đã nhậnbáo cáo của trường để phân tích việc tăng học phí ở mức này đã hợp lý hay chưa. Bộ đang trong quá trình xem xét nhằmrà soát lại toàn bộ vấn đề tăng học phí để phù hợp với mặt bằng chung xã hội, nhất là khi hàng loạt sinh viên lên tiếng phản ứng việc tăng học phí quá cao của trường này.Trên địa bàn Hà Nội, ngoài Trường ĐH Kinh tế quốc dân còn có cả Học viện Nông nghiệp Việt Nam (nằmtrong số14 trường) được giao thí điểm tự chủ tài chính trong vấn đề thu - chi” – ông Quang trao đổi.

PGS-TS Phạm Hồng Chương, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân cho biết trường đã nhận được nhiều phản ảnh của sinh viên về mức học phí

Trong cuộc trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới chiều 22.7, PGS-TS Phạm Hồng Chương, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân khẳng định: Nhà trường cũng đã nhận được rất nhiều phản ảnh của sinh viên, thậm chí có em còn chia sẻ mức học phí lên tới 26-27 triệu đồng/năm. Tuy nhiên tôi vẫn phải nhắc lại rằng: cứ 530.000 đồng/tín chỉ, các em sinh viên đăng ký học càng nhiều để ra trường sớm thì tất nhiên số tiền đóng học phí lại càng tăng cao hơn. Mỗi sinh viên khi vào trường sẽ phải học 120 tín chỉ theo quy định. Đối với ngành "hot" thì số tiền là 530.000 đồng/tín chỉ, tính ra các em phải đóng 63,6 triệu đồng cho toàn bộ số tín chỉ phải có. Các em đăng ký nhiều môn học cùng lúc để hoàn thành sớm việc ra trường thì mức học phí cũng theo đó mà tăng lên, nhà trường đào tạo theo đúng quy định, nếu học càng lâu năm thì số tiền đóng mỗi năm sẽ ít hơn nhiều. Nếu sinh viên học chuẩn thì không bao giờ vượt quá mức nhà trường thông báo theo quy định. Mỗi năm bình quân đăng ký 31-32 tín chỉ, nhân ra sẽ ra mức học phí theo đúng chuẩn mực quy định đào tạo của Bộ GD-ĐT. Nếu các em đăng ký 40-50 tín chỉ thì thừa hẳn hơn chục tín chỉ so chương trình chuẩn thì đó là quyền của các em. Như vậy các em rút ngắn thời gian đào tạo thì đương nhiên mức học phí theo tín chỉ đóng nhiều hơn là bình thường".

"Khi quyết định tăng học phí, nhà trường cân nhắc nhiều khía cạnh và xác định mức này được xây dựng trên cơ sở cân đối chi phí đào tạo, đồng thời đảm bảo cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên thuộc đối tượng chính sách. Đây là mức học phí không phải cao nhất trong các trường công lập khối kinh tế" - ông Chương khẳng định.

Bài viết củafacebooker Pham Thanh Long - Giảng viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội chia sẻ quan điểm khi học phí của trườngtăng

Liên quan đến vấn đề tăng học phí của Trường ĐH Kinh tế quốc dân, trước đó trên mạng xã hội lan truyền bài viết của Facebooker Pham Thanh Long - Giảng viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội chia sẻ quan điểm rằng trường học là một doanh nghiệp, tri thức là hàng hóa, quan hệ sinh viên - nhà trường là mua - bán, thu hút sự chú ý của nhiều người. Trường đại học không cần quan tâm đến khoảng cách giàu-nghèo trong xã hội, không cần quan tâm đến gia cảnh sinh viên, cũng không có mục tiêu, hay nhiệm vụ làm cho người nghèo được học đại học. Thế nên tất cả thầy cô lẫn sinh viên, hãy dẹp ngay việc mang sự nghèo sự khó ra để làm sức ép đối với học phí đại học. Học đại học chính là một phi vụ đầu tư của các bạn và gia đình. Những gì các bạn bỏ ra cho mấy năm đại học chính là phí đầu tư. Các bạn đầu tư cho tương lai của mình và gia đình, chứ không phải cho xã hội. Muốn học trường danh tiếng, ra trường dễ xin việc, lương cao, nhưng lại muốn học phí thật thấp thì có giống các bạn ra phố gọi bát phở nhiều thịt, nhiều bánh, nhiều hành, nhiều nước béo, dăm cái quẩy, nửa rổ giá đỗ nhưng chỉ muốn trả 5 nghìn không?Nếu không hiểu tất cả những điều tôi viết ở trên, và vẫn không có tiền đóng học phí, chỉ biết kêu ca, thì các bạn hãy bỏ học thật, đừng dọa, tôi khuyên chân thành đấy. Hãy bỏ học nếu có thể, vẫn sẽ có con đường để quay lại nếu sau này thực sự muốn".

Sau khi đăng tải gần một ngày, bài chia sẻ của thầy giáo đã nhận được hơn 1,8 nghìn lượt like và gần 850 lượt share cùng hàng trăm bình luận.Trong đó có nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm này, tuy nhiên số khác thì không ủng hộ và cho rằng thầy giáo không đồng cảm với những sinh viên có điều kiện gia đình khó khăn.

Dạ Thảo

Haiyen