Mỡ máu rối loạn, tim mạch gặp nguy
Thông tin Y học - Ngày đăng : 07:59, 25/07/2016
Coi chừng tử vong vì rối loạn mỡ máu
ChịThu Vân (37 tuổi, quận 2, TP.HCM) vẫn chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến cơn đau thắt ngực đột ngột và dữ dội từ người bố của mình. “Đang tưới cây, tự dưng ông ngã vật ra, ôm ngực quằn quại, miệng ú ớ, như không thở được. Nếu sáng hôm đó tôi không có ở nhà và kịp thời đưa ông đi cấp cứu, có lẽ tôi sẽ ânhận suốt đời” -chị Vân ngậm ngùi.
Theo kết luận của bác sĩ, ông Nam (bố chị Vân) bị nhồi máu cơ tim cấp, một bệnh lý nguy hiểm với nguy cơ tử vong rất cao. Nguyên nhân được chẩn đoán là do có sự xuất hiện khá lớn các mảng xơ vữa và cục máu đông trong lòng mạch, làm tắc mạch vành và gây nhồi máu cơ tim.
Các chuyên gia xác định, rối loạn mỡ máu chính là “sát thủ” chính gây nên các mảng xơ vữa, dẫn đến nhồi máu cơ tim nói riêng và các bệnh tim mạch, đột quỵ… nói chung.
Trong máu lúc nào cũng có mỡ, nhưng khi tỷlệ các thành phần mỡ trong máu trở nên bất thường (tăng cholesterol toàn phần, LDL-c, triglyceride, giảm HDL-c) sẽ xảy đến tình trạng rối loạn mỡ máu. Khi mỡ máu bị rối loạn, hoạt động của các thụ thể Receptor tế bào bị yếu đi, cộng theo đó là sự suy giảm của các lipoprotein lipaste khiến cho LDL-c (cholesterol “xấu”) không được hấp thụ, trở thành dư thừa, lắng đọng trên thành mạch, tạo các mảng xơ vữa. Lâu ngày, các mảng xơ vữa tích tụ ngày càng dày, hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn hoặc phá vỡ các mạch máu nuôi cơ thể. Khi động mạch vành -hệ thống mạch máu nuôi dưỡng tim bị tắc nghẽn, vùng cơ tim thiếu máu sẽ bị hoại tử và gây nhồi máu cơ tim.
Phòng mỡ máu rối loạn, ngừa biến chứng
Theo Hội Tim mạch Việt Nam, mỡ máu gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng ít khi có triệu chứng cụ thể, đến khi có dấu hiệu rõ ràng thì căn bệnh đã bị biến chứng nặng, có thể cướp đi sinh mạng bất cứ lúc nào.
Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ gây nên các biến chứng tim mạch nguy hiểm, cần ngăn chặn từ gốc nguyên nhân gây nên các mảng xơ vữa và hình thành cục máu đông: “sát thủ” rối loạn mỡ máu.
Bác sĩ Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội Tim mạch TP.HCM, cho biết: Trước đây rối loạn mỡ máu chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi, nhưng hiện nay bệnh lý này đang có dấu hiệu trẻ hóa, có thể xảy ra cả ở những người ở độ tuổi đôi mươi. Công bố sau 3 năm khảo sát từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia mới đây cho thấykhoảng 26% người Việt Nam ở lứa tuổi 25-74 bị rối loạn mỡ máu, đặc biệt tỷlệ này lên đến 45% ở 2 thành phố lớn: Hà Nội và TP.HCM.
Theo PGS-TS Phạm Thị Hồng Thi, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, cáchtốtnhất là điều trị rối loạn mỡ máu ngay khi sơ khởi để tránh được các biến chứng về sau. Sau khi kiểm tra và biết các trị số cholesterol không được bình thường, chúng ta có thể điều trị bằng cách thay đổi lối sống mà không cần dùng đến thuốc như:
- Nói "không" với thuốc lá, hạn chế rượu bia.
- Duy trì cân nặng ở mức độ bình thường (BMI từ 18 đến 23).
- Chế độ ăn ít năng lượng nhưng có đầy đủ các vitamin và khoáng chất; hạn chế ăn mỡ động vật, thịt đỏ, nên ăn nhiều cá và thịt trắng; sử dụng dầu thực vật để chiên xào; ăn nhiều rau và trái cây...
- Thường xuyên vận động thể lực ít nhất là 30 phút/ngày.
- Giảm các căng thẳng trong mối quan hệ với gia đình xã hội.
- Sử dụng các tinh chất thiên nhiên có tác dụng điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu như Policosanol (GDL-5).
Sau khi phát hiện tinh chất thiên nhiên GDL-5, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng trên 30.000 bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu. Với cơ chế tăng hoạt hóa Receptor tế bào, GDL-5 giúp tăng gắn kết các LDL-c vào Receptor, cải thiện việc vận chuyển LDL-c vào trong tế bào và thúc đẩy sự chuyển hóacholesterol, giúp tế bào sử dụng cholesterol hiệu quả. Qua đó, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDL-c, đồng thời tăng hoạt động HDL-c trong máu.
Sau khi sử dụng liên tục GDL-5 từ 4-8 tuần, các bệnh nhân được nghiên cứu đã có sự thay đổi các trị số một cách tích cực: cholesterol toàn phần giảm 13,9%, LDL-c giảm 19,3%, triglyceride giảm 14,1%, HDL-c tăng 18,4%.
Ngoài ra, để sớm phát hiện nguy cơ rối loạn mỡ máu và các biến chứng nguy hiểm, mỗi người nên đi đo mỡ máu thường xuyên (1-2 lần/năm) để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Xem video về cơ chế tác động của tinh chất GDL-5 giúp điều hòa mỡ máu, phòng ngừa bệnh tim mạch:
P.V