Tại sao con lười lại sống chậm?
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 11:17, 25/07/2016
Giống lười giữ một vị trí vững chắc trong một mô hình sinh học khá kỳ lạ. Hầu như lúc nào chúng cũng ở trên cây, chỉ ăn lá cây. Trong khi những động vật ăn lá khác thì có kích thước khá lớn như hươu hay nai, để với tới cành cây, chẳng cần phải leo lên cành cây, đi vài bước ngẩng đầu là với tới thức ăn. Với chế độ ăn như vậy có quá ít năng lượng được nạp vào cơ thể.
Để đủ năng lượng leo trèo từ cây này sang cây khác, con lười cần sự thích ứng. Các nhà khoa học đã đặt ra mục tiêu kiểm tra xem con lười tạo ra được chế độ trao đổi chất độc đáo thế nào để tiết kiệm năng lượng và tại sao nó chạm chạp đến như thế.
Các nhà khoa học đã xác định số năng lượng mà chúng tiêu hao trong ngày bằng cách cho chúng ăn lá cây và uống nước có trộn chất đồng vị, qua đó có thể xác định số năng lượng tiêu hao.
Họ đã thực hiện thí nghiệm này với lười 2 ngón và lười 3 ngón ở Costa Rica. Kết quả cho thấy lười chỉ tiêu tốn chừng 110 calo/ngày - số năng lượng tương đương với một củ khoai tây nướng.
Cho đến nay, chưa có loài động vật có vú nào mà khoa học từng nghiên cứu lại có thể sống sót được nếu tiêu thụ năng lượng ít như vây.
Theo nhận định của các nhà khoa học vốn kinh ngạc trước hiện tượng này, sở dĩ như vậy cũng là vì con lười biết khéo léo kiểm soát hiệu quả thân nhiệt. Họ đã đi đến kết luận trênđồng thời ghi nhận rằng mô hình sinh học tương tự khá phổ biến nhưng trên thế giới không có nhiều loài động vật chỉ sống trên cây và chỉ ăn lá cây như giống lười.
Vũ Trung Hương