Tại sao Pháp là mục tiêu hàng đầu của quân khủng bố IS?
Quốc tế - Ngày đăng : 07:44, 28/07/2016
Giải thíchvề việc tại sao nướcPháp lại bị bọn khủng bố tấn công nhiều đến vậy, Tổng thống PhápFrançois Hollande cho rằng vì nướcPháp vốn nổi tiếng là cái nôi của nhân quyền và dân chủ.
Nhiều nhà phân tích đồng ý với đánh giá này củaông Hollande.
Bọntuyên truyền cho tư tưởng cực đoan của IS đều xem Pháp là vùng đất của các giá trị thế tục, của tự do, dân chủ và của các thú vui trần thế, những điềumà chúng cho rằngtráingược với giáo lý đạo Hồi.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng ngoài lý do trên, lịch sử thuộc địa, thất bại trong quá trìnhgiúp người Hồi giáo hòa nhập cộng đồng cũng như các biện pháp trả đũa và xử lý sau các vụ khủng bố đã góp phần khiến Pháp trở thành mục tiêu số 1.
Trả giá bởi vìđã giúp châu Phi
Khi còn là đế quốc, Pháp sở hữu nhiều thuộc địa tại châu Phi và Trung Đông. Đây chính là lý do mà Pháp có số dân theo Hồi giáo nhiều nhất châu Âu.
Trong dân số 66 triệu người, có 5 triệu là tín đồHồi giáo. Hầu hết họđềusử dụng tiếng Pháp song song với tiếng Ả Rập và sống tại cáckhu vực xa xôi, nghèo khó.
Đây là đối tượngdễ tiếp xúc với hoạt độngtuyên truyền tư tưởng cực đoan từ bọnkhủng bố.
Còn tại châu Phi, mặc dù các thuộc địa của Pháp tại đây như Ma Rốc, Tunisia và Algeria đều đã giành được độc lập, Pháp vẫn có ảnh hưởng tại đây.
Hơn nữa, bằng viện trợ tài chính cho các chính phủ thân Pháp cũng như duy trì lực lượng quân sự nhất định, vai trò của Pháp tại khu vực này vẫn đang được duy trì.Tuy nhiên, điều này cũng tạo căm ghét trong một bộ phận người dân tại các nước ấy.
Thái độcăm ghét đã được minh chứng bằng hoạt động trỗi dậycủa nhóm Hồi giáo vũ trang Algeria vào những năm 1990.Nhóm này đã tiến hành nhiều vụ chặt đầu người dân Algeria, tàn sát người nước ngoài tại Algeria và tìm cách lật đổ chính quyền được Pháp ủng hộ vào thời điểm đó.
Thậm chí, nhóm còn kêu gọi những kẻ cực đoan tại Pháp tiến hành đánh bom tàu điện ngầm Saint-Michel ở Paris năm 1995.
Vụ đánh bom tàu điện ngầm tại Pháp do nhóm Hồi giáo vũ trang Algeria thực hiệnnăm 1995 - Ảnh: Le Matin
Năm 2013, Tổng thống Mali Dioncounda Traoré đã kêu gọi LHQ và Pháp giúp đỡ ngăn chặnphiến quân Hồi giáo có quan hệ với mạng lưới khủng bố Al Qaeda.
Đáp lại, Pháp đã mở chiến dịch quân sự đưa quân vào Mali tấn công phiến quân. Chiến dịch này càng khiến cho các nhómHồi giáo cực đoan tại châu Phi thêm thù ghét Pháp.
IS đã biết lợi dụng lòngthù hậnnày để kêu gọi bọncực đoan tại Pháp (hầu hết có gốc gác từ các nước châu Phi) tiến hành khủng bố ở Pháp.
Nỗ lực đưa tín đồHồi giáo hòa nhập cộng đồng và thất bại
Ngoài lịch sử đế quốc, các chính sách công nhằm giúp cácnhóm dân Hồi giáo hội nhập vào xã hội Pháp cũng góp phần tạo ra căng thẳng trong lòng nước này.
Năm 2010, chính phủ Pháp ban hành lệnh cấm mang khăn che mặt. Trước đó vào năm 2004, một lệnh cấm dùng khăn trùm đầu trong lớp học cũng đã được đưa ra.
Nhà xã hội học Farhad Khosrokhavar nhận định:“Với hệ giá trị của Pháp thì cácchính sách này là phù hợp nhưng cácchính sách này lại không hợp với thực tế”.Ông ghi nhận:“Mặc dù Pháp đã rất nỗ lực để giúp người nhập cư và con cháu của họ nhưng nỗ lực của nước này lại khiến những người này cảm thấy bản sắc Hồi giáo hay bản sắc Ả Rập của họ bị sỉ nhục”.
Ông cũng lưu ý số người nhạy cảm và cảm thấy bị sỉ nhục sâu sắc nhất chính là những người có gốc gácMa Rốc, Tunisia và Algeria, các nước vốn làthuộc địa của Pháp.
Tàusân bay Charles-de-Gaulle của Pháp tham chiến ở Syria - Ảnh: MPI
Các biện pháp trả đũa và xử lý sau khủng bố
Hiện tại, quân đội Pháp đang tham gia chống khủng bố tại khắp nơi trên thế giới. Họ đang chiến đấu tại các quốc gia châu Phi để chống các phiến quân Hồi giáo địa phương cũng như tham gia vào liên minh chống IS tại Syria và Iraq do Mỹđứng đầu.
Sau vụ tấn côngkhủng bố tại Paris vào tháng 11.2015, Pháp đã trả đũa bằng cách tiến hành không kích hàngloạt căn cứ của IS tại Syria.
Còn sau vụ tấn công bằng xe tải ởNice trong đêm quốc khánh 14.7, Pháp đãđiều động thêm hàng ngàncảnh sát và quândự bị giúp cảnh sát tuần tra trên đườngphố.
Ngoài ra,Tổng thống Hollande đã cam kết sẽ gửi thêm cố vấn quân sự và lực lượng chiến đấu tham gia liên quân chống IS tại Syria.
Theo nhiều nhà phân tích, biện pháptrả đũa không giúp Pháp an toàn hơn.Thách thức cơ bản mà Pháp phải đối mặt là Phápcó nhiềucông dân Hồi giáo bị đối xử không tốt.
Vì thế,họ xem quê hương mình (Pháp) là nơi tội lỗi và thiếu tôn trọng các giá trị Hồi giáo truyền thống, do đósẵn sàng đáp lại lời kêu gọi của IS.
Cẩm Bình (theo The Jakarta Post)