Về số lượng thô, lực lượng lao động của Trung Quốc đã giảm trong thập kỷ qua, nhưng họ đã bù đắp cho số lượng bằng chất lượng với lực lượng lao động có trình độ học vấn cao hơn. Thế nhưng, họ không thể tiếp tục làm điều đó khi dân số của họ giảm một nửa.

Trung Quốc đối mặt khó khăn khi dân số sẽ chỉ còn lại một nửa vào năm 2100

Anh Tú | 04/09/2020, 12:00

Về số lượng thô, lực lượng lao động của Trung Quốc đã giảm trong thập kỷ qua, nhưng họ đã bù đắp cho số lượng bằng chất lượng với lực lượng lao động có trình độ học vấn cao hơn. Thế nhưng, họ không thể tiếp tục làm điều đó khi dân số của họ giảm một nửa.

Dân số Trung Quốckhông chỉ giảm mà còn nhiều người già

Dân số Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm từ 1,4 tỷ người vào năm 2017 xuống còn 732 triệu người vào năm 2100, tức làgiảm 48%. Đây là kết quả nghiên cứu của Giáo sư Stein Emil Vollset thuộc Đại học Y khoa Washington và 23 đồng tác giả được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet.

Số người trong độ tuổi lao động ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giảm mạnh, đặc biệt dân số Trung Quốc từ 20–24 tuổi sẽ giảm đến 64%. Các tác giả lưu ý rằng đó là độ tuổi nhập ngũ quan trọng đối với mỗi quốc gia.

Mark Regets, nhà kinh tế về thị trường lao động và là thành viên cấp cao của Quỹ Quốc gia về Chính sách Mỹ cho biết: “Về số lượng thô, lực lượng lao động của Trung Quốc đã giảm trong thập kỷ qua, nhưng họ đã bù đắp cho số lượng bằng chất lượng với lực lượnglao động có trình độ học vấn cao hơn. Thế nhưng, họ không thể tiếp tục làm điều đó khi dân số của họ giảm một nửa".

Regets lưu ý rằng quy mô dân số chỉ là một chỉ số về nguồn sức mạnh quốc gia, nhưng nó tạo ra sự khác biệt cho dù dân số của nước đó đang tăng chậm hay đang giảm. Regets nói: “Dân số giảm có tác động nghiêm trọng đến độ tuổi trung bình trong xã hội. Tính theo tỷ lệ phần trăm, quy mô lực lượng lao động thậm chí sẽ giảm nhiều hơn quy mô dân số”.

Phần lớn phản ứng của chính quyền Trump đối với Trung Quốc không chỉ dựa trên quy mô dân số của nước này mà còn lo ngại về khả năng định hướng đầu tư thông qua chính sách công của chính phủ Trung Quốc. Các nhà kinh tế nghiên cứu về Trung Quốc tin rằng "khả năng" như vậy đã gây hại cho nền kinh tế của đất nước.

Nhà kinh tế Nicholas Lardy, tác giả cuốn sách The State Strikes Back, viết rằng một yếu tố quan trọng dẫn đến sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc “là tốc độ cải cách kinh tế đang chậm lại, thể hiện ở vai trò ngày càng tăng của nhà nước trong việc phân bổ nguồn lực và hoạt động tài chính của các công ty nhà nước ngày càng giảm sút”. Lardy lưu ý: "Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập (Cận Bình), chính sách công của nhà nước ngày càng thay thế chương trình cải cách kinh tế theo định hướng thị trường”.

Mỹ cũng vận lộn với nguy cơ dân số giảm

Giống như Trung Quốc, nướcMỹ phải đối mặt với các vấn đề dân số già của riêng mình nhưng nhập cư có thể giải quyết nhiều vấn đề nếu mức độ nhập cư được điều chỉnh trở lại như trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Theo một phân tích từ Quỹ Quốc gia về Chính sách Mỹ, số lượng người nhập cư hợp pháp giảm 49% (tương đương 581.845 người) từ năm 2016 đến năm 2021 do các chính sách của chính quyền Trump.

Phân tích trên khẳng định: "Tăng trưởng lực lượng lao động trung bình hàng năm, một thành phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia, bị kéo tụtkhoảng 59% do kết quả từ các chính sách nhập cư của chính quyền hiện nay. Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng để cải thiện mức sống, có nghĩa là mức độ nhập cư hợp pháp thấp hơn sẽ mang lại hậu quả đáng kể cho người Mỹ”.

Hai nhà kinh tế Pia Orrenius và Chloe Smith của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas phát hiện ra rằng nếu không có người nhập cư, nền kinh tế Mỹ sẽ phải vật lộn để duy trì phát triển: “Nền kinh tế mở rộng kéo theo sự tăng trưởng về lực lượng lao động và năng suất của nó. Do người trẻ lười sinh và dân số ngày càng già hóa, dòng nhập cư trong tương lai sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong tăng trưởng lực lượng lao động so với trước đây. Do đó, việc bù đắp thiếu hụt lao động khi nền kinh tế tăng trưởnglà cần thiết. Nếu, có ít lao động nhập cư sẽ làm cản tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội”.

Nghiên cứu của Lancet, dựa trên các dự báo về nhập cư vào Mỹ trước thời ông Trump lãnh đạo Nhà Trắng, ước tính dân số nước Mỹ sẽ tăng nhẹ từ 325 triệu vào năm 2017 lên 336 triệu vào năm 2100: “Trong kịch bản khuyến cáocủa chúng tôi, mặc dù tỷ lệ sinh thấp hơn nhưng dòng người nhập cư sẽ duy trì lực lượng lao động Mỹ".

Các tác giả của nghiên cứu The Lancet cho biết: “Các chính sách nhập cư tự do ở nước Mỹđã phải đối mặt với phản ứng chính trị trong những năm gần đây, đe dọa khả năng duy trì dân số và tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ. Chiến lược tối ưu cho tăng trưởng kinh tế, ổn định tài khóa và an ninh địa chính trị là chính sách nhập cư tự do với nâng cao hiệu quả việc hòa nhập họ vào xã hội”.

Khi thảo luận về quy mô kinh tế, ảnh hưởng và quyền lực chính trị toàn cầu, các tác giả của The Lancet viết: "Các quốc gia duy trì dân số trong độ tuổi lao động trong thời gian dài thông qua di cư, chẳng hạn như Canada, Úc và Mỹ sẽ có kết quả tốt”. Các nhà quan sát không thể bỏ qua một điều trớ trêu là chính sách nhập cư “theo chủ nghĩa dân tộc” của chính quyền Trump sẽ làm suy yếu nghiêm trọng tương lai của Mỹ và vị thế của nướcMỹ trên thế giới.

Anh Tú (theo Forbes)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
41 phút trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc đối mặt khó khăn khi dân số sẽ chỉ còn lại một nửa vào năm 2100