11 đơn vị địa phương tại An Giang đã liên kết trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 và đề ra các giải pháp phòng chống dịch hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế để phát triển kinh tế - xã hội.

11 huyện, thị, thành phố ở An Giang liên kết phòng dịch để phát triển kinh tế

Tô Văn | 22/10/2021, 17:35

11 đơn vị địa phương tại An Giang đã liên kết trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 và đề ra các giải pháp phòng chống dịch hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế để phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh An Giang, sáng 22.10, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp phòng chống dịch hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế để phát triển kinh tế - xã hội.

Hội nghị có sự tham dự 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thành phố Long Xuyên, Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân.

4-tinh-uy.jpg
Ông Lê Văn Phước - Phó chủ tịch UBND tỉnh báo cáo kết quả công tác phòng chống dịch - Ảnh: Tô Văn

Tại hội nghị, ông Lê Văn Phước – Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã báo cáo kết quả phòng chống dịch với 8 công tác, trong đó nêu rõ: Về tiêm chủng, tính đến ngày 20.10 tỉnh đã có 51,96% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 liều vắc xin và 10,29% người được tiêm đủ 2 liều. Toàn tỉnh đã tiếp nhận đề nghị hỗ trợ cho 219.838 người, 1.663 doanh nghiệp, 583 hộ kinh doanh, tổng số tiền gần 267 tỉ đồng. Riêng công dân An Giang ngoài tỉnh tự phát về địa phương đang thực hiện cách ly tập trung, tỉnh đã thống nhất hỗ trợ tiền ăn định mức 40.000 đồng/người/ngày trong vòng 7 ngày (tính từ ngày 3.10, từ ngân sách). Tổng kinh phí chi cho công tác phòng chống dịch COVID-19 năm 2021 là 785,991 tỉ đồng. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tiếp nhận đăng ký ủng hộ số tiền gần 25 tỉ đồng của các tổ chức, cá nhân đóng góp vào Quỹ hỗ trợ phòng chống dịch...

1-tinh-uy.jpg
Quang cảnh hội nghị trực tuyến với 11 đơn vị địa phương trực thuộc tỉnh An Giang - Ảnh: Tô Văn

Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Văn Chính - Viện trưởng Viện Y tế công cộng TP.HCM yêu cầu tỉnh An Giang cần tiêm ngừa vắc xin càng sớm càng tốt để bảo vệ an toàn trước dịch bệnh (ưu tiên cho nhóm người trên 50 tuổi).

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hồng Quang - Bí thư Tỉnh ủy An Giang cho biết “An Giang trong đợt dịch lần thứ 4 này, sau ca mắc cộng đồng vào ngày 29.6, đến nay toàn tỉnh đã mắc 8.310 ca, trong đó ở cộng đồng 2.711 ca; trong khu phong tỏa 2.594 ca; trong khu cách ly 1980 ca và người về từ cách tỉnh khác kể từ ngày 1.10 đến nay 871 ca. Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng đến nay cơ bản được kiểm soát.

Ông Quang thông tin thêm, hiện tỉnh đã tổ chức tiếp nhận hơn 61.000 người từ các tỉnh thành trở về địa phương cơ bản an toàn. Các lực lượng tuyến đầu và các ngành chức năng đã quyết liệt thực hiện các biện pháp truy vết khoanh vùng phong tỏa để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng cũng như linh hoạt tận dụng cơ sở vật chất, bệnh viện, trường học khách sạn… để làm nơi cách ly điều trị.

"Công tác tổ chức đón tiếp công dân trở về quê được thực hiện chu đáo an toàn chặt chẽ, các địa phương đã huy động mọi nguồn lực tiếp đón, cung cấp lương thực thuốc men và công tác này đã được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương”, ông Quang thông tin.

Tới nay, toàn tỉnh An Giang tổng số trường hợp nhiễm COVID-19 là 8.310 ca, số đang điều trị là 1.827 trường hợp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
11 huyện, thị, thành phố ở An Giang liên kết phòng dịch để phát triển kinh tế