Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỉ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.
Dù để đạt mức tăng trưởng tối thiểu 8% là một thách thức không nhỏ, nhưng với những thành tựu kinh tế của năm 2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo tích cực.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh đã vượt mốc 100 nghìn doanh nghiệp, phần nào cho thấy những khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn hiện hữu.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, các chuyên gia cho rằng phải cải cách thực sự về thể chế, nhất là hiện nay không gian cải cách đang rất thuận lợi.
TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VEPR, cho rằng cần cải cách và tinh gọn bộ máy nhà nước, hướng tới hệ thống thể chế và quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và dễ thực thi.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 12 đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm lần đầu tiên trong 3 tháng, khi chỉ đạt 49,8 điểm so với 50,8 điểm của tháng 11.
Các nông dân cho biết nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sau thiên tai, dịch bệnh không còn phù hợp. Vậy Chính phủ có những chỉ đạo gì để các ngân hàng thương mại giãn, hoãn các khoản vay cũ, đồng thời cho vay mới để người nông dân kịp thời khôi phục sản xuất?
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỉ USD, tăng 18,7% so với năm 2023; xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỉ USD, tăng 46,8%.
Theo đề xuất mới, khi giá bán điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 2 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.