Để cắt giảm chi tiêu và thiết lập nguồn tài chính thông minh một cách thành công, cách tốt nhất là nên đặt mục tiêu cụ thể và vừa sức để có thể đảm bảo được cuộc sống. Ngoài ra, bạn nên chia kế hoạch cắt giảm của hai vợ chồng thành nhiều giai đoạn khác nhau.

12 chiến lược tài chính thông minh cho vợ chồng trẻ (tiếp)

Một Thế Giới | 29/07/2015, 07:00

Để cắt giảm chi tiêu và thiết lập nguồn tài chính thông minh một cách thành công, cách tốt nhất là nên đặt mục tiêu cụ thể và vừa sức để có thể đảm bảo được cuộc sống. Ngoài ra, bạn nên chia kế hoạch cắt giảm của hai vợ chồng thành nhiều giai đoạn khác nhau.

6. Hạn chế  mua đồ phát sinh
Để tăng ngân sách tiết kiệm, bạn chỉ nên mua sắm đồ dùng, quần áo, trang sức… khi thực sự cần thiết và kiểm soát mua những thứ đồ phát sinh khác. Điều đó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những khoản chi phí không lường trước được trong tương lai.
Để cắt giảm chi tiêu và thiết lập nguồn tài chính thông minh một cách thành công, cách tốt nhất là nên đặt mục tiêu cụ thể và vừa sức để có thể đảm bảo được cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn nên chia kế hoạch cắt giảm của hai vợ chồng thành nhiều giai đoạn khác nhau.
Mỗi giai đoạn phấn đấu một ít. Ví dụ, giai đoạn đầu bạn cắt giảm khoảng 10% tổng chi phí bạn có. Sau khi đạt được, bạn tiếp tục đặt mục tiêu tăng dần. Dần dần bạn có thể đạt được mức độ mình mong muốn.
Ngoài ra, trước khi mua sắm một thứ gì đó, bạn xác định được đâu là thứ bạn mong muốn, bạn thật sự cần và có đáng mua hay không và bạn hãy cân nhắc tình hình tài chính của mình có cho phép hay không.
7. Theo dõi các hóa đơn hằng tháng
Bạn đang lãng phí tiền vào những khoản tiền vô bổ như việc phải trả thêm tiền cho các hóa đơn không đúng hạn, hay tiền đặt báo, truyền hình cáp, dịch vụ trực tuyến làm tiêu tốn một khoản khá lớn của hai vợ chồng.
Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên lên một kế hoạch cụ thể, có sổ sách rõ ràng để thống kê những khoản chi phí phát sinh là điều cần thiết. Bạn cũng nên thanh toán tất cả các hóa đơn đúng thời hạn bằng tiền mặt hoặc qua hệ thống thanh toán tự động
Bạn phải thật chắc chắn để theo dõi các hóa đơn hằng tháng của bạn và biết những gì bạn đang trả tiền. Thường thì những chi phí không rõ sẽ lẻn vào nguồn thu nhập của vợ chồng bạn.
8. Mua nhiều để tiết kiệm
Mua hàng tạp phẩm luôn “ngốn” một khoản nhất định và không nhỏ. Thường thì các tạp phẩm như giấy vệ sinh, kem đánh răng, dầu gội và thực phẩm đông lạnh… thường có hạn sử dụng lâu và luôn được giảm giá khi bạn mua với số lượng lớn. Do đó, trước khi mua sắm, bạn nên lên một danh sách các thứ cần mua và nếu được, nên mua với số lượng lớn các đồ dùng cần thiết để có thể dùng dần và tiết kiệm một khoản kha khá đấy.
9. Đừng xem thường việc ghi chép lại các khoản chi tiêu
Rất nhiều người nội trợ cho rằng việc ghi chép lại các khoản chi tiêu không thực sự cần thiết bởi nó tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm nếu muốn có chiến lược tài chính thông minh lâu dài thì việc ghi chép là bước quan trọng để “giữ hòm chìa khóa”.
Nếu hai vợ chồng bạn chưa bao giờ bàn bạc và từng người dành thời gian cho việc ghi chép thì ngay bây giờ cả hai người nên ngồi xuống và ghi chép các khoản đã chi trong hôm nay.
Trong cuộc sống gia đình, người vợ nên ghi các khoản chi tiêu vào cuốn sổ nhỏ để theo dõi ngân sách gia đình và đối chiếu với các tháng khác. Cả hai người cần phải biết chính xác tiền của mình tiêu như thế nào và đã hợp lý hay chưa. Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần ước tính thay vì ghi chép lại thì việc đó hoàn toàn sai lầm bởi thường thì mức chi bao giờ cũng lớn hơn chi phí mà bạn nghĩ.
Sau đó, hai vợ chồng tự mình đánh giá xem việc chi tiêu của gia đình đã hợp lý hay chưa, khoản chi tiêu nào là cần thiết và khoản nào không cần thiết, nếu muốn có tiền tiết kiệm thì nên bắt đầu từ người nào. Từ việc đối chiếu này, bạn có thể đề ra cho mình một biện pháp chi tiêu hợp lý.
(Còn tiếp)
Phan Diệu
Bài liên quan
Thủ đoạn dụ dỗ đầu tư tài chính để lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi
Thông qua mạng xã hội, nhiều kẻ lừa đảo lập các kịch bản, thậm chí ứng dụng cả trí tuệ nhân tạo để kêu gọi đầu tư tài chính, chứng khoán… một cách tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người “nhẹ dạ cả tin”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dứt khoát không để các dự án giao thông trọng điểm chờ cát, thiếu cát
Chủ trì cuộc làm việc về giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm phía nam, chiều 11.5, tại TP.Vĩnh Long, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành, từ Trung ương tới địa phương trong triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm vật liệu san lấp đã được xác định, "thủ tục ở cấp nào phải chủ động ở cấp đấy".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
12 chiến lược tài chính thông minh cho vợ chồng trẻ (tiếp)