Kiểm toán Nhà nước phát hiện 8 dự án BOT xác định sai, tăng tổng mức đầu tư và 7 dự án BT giao đất chỉ định cho nhà đầu tư trái với quy định...

15 dự án BOT, BT gây thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước

05/07/2019, 21:01

Kiểm toán Nhà nước phát hiện 8 dự án BOT xác định sai, tăng tổng mức đầu tư và 7 dự án BT giao đất chỉ định cho nhà đầu tư trái với quy định...

Kiểm toán Nhà nước phát hiện 15 dự án BOT, BT gây thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước - Ảnh: Internet

Thông tin trên được Kiểm toán Nhà nước đưa rại tại buổi Họp báo công bố báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018 và kết quả thực hiện kết luận 2018, kiến nghị kiểm toán năm 2017 chiều 5.7.

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước cho biết 8 dự án BOT trong năm 2018 thực hiện chỉ định nhà đầu tư, chỉ định nhà thầu thi công; xác định sai, tăng tổng mức đầu tư.

Việc phê duyệt dự án có sử dụng vốn hỗ trợ từ nguồn trái phiếu Chính phủ không đúng nội dung được sử dụng; chưa quy định khung giá vé đối với dự án đầu tư của công trình giao thông; nghiệm thu, thanh toán sai...

Trên cơ sở đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/8 dự án là 16,2 năm so với phương án tài chính ban đầu (năm 2017 trở về trước, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm 227,4 năm của 67 dự án).

Trong khi đó, kết quả kiểm toán 7 dự án BT cho thấy, việc giao đất chỉ định cho nhà đầu tư là trái với quy định của Luật Đất đai. Tạm tính tiền sử dụng đất để xác định giá trị đối ứng khi giao đất cho dự án BT tại thời điểm thực hiện dự án BT, đồng thời xác định giá đất theo phương pháp thặng dư cho phép tính chi phí dự phòng trong chi phí phát triển còn bất hợp lý, không sát hoặc phụ thuộc yếu tố chủ quan dẫn đến giá đất thấp, không sát giá thị trường làm thất thoát lớn tài sản, ngân sách nhà nước.

Ông Trần Khánh Hòa - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp đánh giá: "Bên cạnh đó, các dự án BT thực chất là sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp chính quyền nhưng không quy định phải là dự án cần thiết, thực sự cấp bách là chưa phù hợp với các quy định hiện hành".

Đại diện Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, hầu hết các dự án chỉ định thầu, làm giảm tính cạnh tranh; thiết kế dự toán không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; các dự án BT thực hiện chủ yếu bằng vốn vay, làm tăng chi phí đầu tư dự án, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện. Đây chính là lỗ hổng lớn nhất làm thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước.

Theo đó, kết quả kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính 2.938 tỉ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý tài chính lên đến 29% giá trị được kiểm toán.

Trong kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất trong năm 2018, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra rằng, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất còn chưa đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; nhiều nội dung còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và là nguyên nhân gây nên nhận thức khác nhau dẫn đến vận dụng tạo ra sai phạm và cũng là kẽ hở để thất thoát trong quản lý, sử dụng đất, nhất là đất khu đô thị.

Bên cạnh đó, công tác quản lý và sử dụng đất có hạn chế, tiềm ẩn lớn lãng phí, thất thoát, tham nhũng. Chẳng hạn, điều chỉnh quy hoạch sai thẩm quyền; sử dụng đất chưa đúng mục đích được giao, thuê đất; hầu hết các khu đất doanh nghiệp đang sử dụng thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng sang đất ở đô thị đều không thông qua đấu giá và giá trị quyền sử dụng đất định giá không sát giá thị trường gây nên thất thoát ngân sách nhà nước... Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 334 tỉ đồng.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vẫn còn băn khoăn về phương pháp định giá trong dự thảo nghị định quy định về giá đất
Góp ý về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất để hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng có một số điểm không hợp lý.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
15 dự án BOT, BT gây thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước