Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, hãy cùng Một Thế Giới điểm lại 25 gương mặt đã có những ảnh hưởng to lớn đến phong trào nữ quyền trong hơn 100 năm qua. Họ là những cá nhân đã góp phần giúp cho phụ nữ ngày nay có được quyền ăn mặc theo ý muốn, quyền bầu cử, quyền đi học và đối xử công bằng tại nơi làm việc.

25 người phụ nữ đã thay đổi bộ mặt của phong trào nữ quyền

08/03/2017, 07:02

Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, hãy cùng Một Thế Giới điểm lại 25 gương mặt đã có những ảnh hưởng to lớn đến phong trào nữ quyền trong hơn 100 năm qua. Họ là những cá nhân đã góp phần giúp cho phụ nữ ngày nay có được quyền ăn mặc theo ý muốn, quyền bầu cử, quyền đi học và đối xử công bằng tại nơi làm việc.

The Suffragettes (cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20)

Đây là tên gọi chung nhằm ám chỉ giai đoạn đầu của phong trào nữ quyền tại Anh và Mỹ, chủ yếu là quyền bầu cử. Những cuộc biểu tình của họ đã dẫn đến việc phụ nữ có quyền bỏ phiếu lựa chọn thành viên chính phủ vào năm 1920. Một số cá nhân nổi bật của "The Suffragettes" gồm có Susan B. Anthony, Alice Stone Blackwell, Helen Keller...

Marlene Dietrich (1901-1992)

Mặc dù không đấu tranh trực tiếp cho quyền của phụ nữ thế nhưng Marlene Dietrich đã có một quan điểm mạnh mẽ và cương quyết về thời trang. Nữ diễn viên Hollywood này đã mặc quần tây và vest cả trên màn ảnh lẫn ngoài đời trong một thời điểm mà nó bị coi là vô cùng tai tiếng và cấm kị. Bà đặc biệt nổi tiếng với câu nói: "Tôi ăn mặc vì hình tượng. Không phải cho bản thân. Không phải cho công chúng. Không phải cho thời trang. Không phải cho nam giới".

Coco Chanel (1883-1971)

Vào thời điểm phụ nữ không có sự lựa chọn nào khác ngoài váy và đầm, Coco Chanel đã diện quần và côm lê, Bà đã góp phần đưa sự thoải mái trong trang phục của nam giới vào thế giới thời trang của phụ nữ. Có thể nói, Coco Chanel chính là tượng đài vĩ đại của làng thời trang thế giới và mỗi câu nói của bà đều có sức mạnh thức tỉnh và giải phóng nữ quyền.

Rosie The Riveter

Rosie The Riveter là một nhân vật hư cấu được tạo ra nhằm khắc họa hình ảnh của những người phụ nữ đã làm việc vất vả trong chiến tranh thế giới lần 2. Cho đến tận ngày nay, nó vẫn được xem là một trong những biểu tượng phổ biến nhất cho phong trào nữ quyền và góp phần nhắc nhở chúng ta về nỗ lực đáng kinh ngạc của phụ nữ trong suốt thập niên 40.

Eva Peron (1919-1652)

Phong cách lãnh đạo của Eva Peron, vợ của cố Tổng thống Argentina Juan Perón, có thể gây ra nhiều tranh cãi nhưng không ai có thể phủ nhận sự đóng góp của bà cho phong trào nữ quyền tại quốc gia Nam Mỹ này. Cuối thập niên 40, Eva Peron đã thúc đẩy những luật mới, cho phép phụ nữ Argentina lần đầu tiên được đi bầu cử và học đại học.

Betty Friedan

Betty Friedan là một nhà văn và nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ. Bà là tác giả của cuốn The Feminine Mystique (1963), thường được cho là nguyên nhân đã gây ra làn sóng thứ 2 của chủ nghĩa nữ quyền bắt đầu từ những năm 60 và 70. Betty Friedan đã dành cả cuộc đời của mình nhằm thiết lập quyền bình đẳng cho phụ nữ, điển hình như giúp thành lập "Nhóm Chính trị Phụ nữ Quốc gia" cũng như tổ chức "Đấu tranh cho Công bằng của Phụ nữ" vào năm 1970.

Gloria Steinem (1934- )

Năm 1971, Gloria Steinem đồng sáng lập tạp chí chuyên về nữ quyền Ms cũng như nhiều tổ chức khác dành riêng cho phụ nữ. Năm 2013, bà đã được Tổng thống Barack Obama trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống vì những cống hiến cho quyền con người.

Bell Hooks (1952- )

Thông qua các tác phẩm của mình, nữ văn sĩ người Mỹ đã khắc họa một xã hội Mỹ bị chia rẻ bởi những vấn đề gây nhức nhối như kỳ thị chủng tộc và phân biệt đối xử. Một số tiểu thuyết nổi tiếng nhất của bà có thể kể đến Ain t I a Woman?: Black, Women and Feminism (1981), Feminist Theory: From Margin to Center (1984), All About Love: New Visions (2000) và We Real Cool: Black Men and Masculinity (2004).

Barbara Walters (1929- )

Năm 1961, Barbara Walters đã trở thành người phụ nữ đầu tiên dẫn một chương trình tin tức trên sóng truyền hình Mỹ. Kể từ đó đến nay, bà đã tham gia dẫn thêm rất nhiều chương trình thu hút hàng triệu khán giả mỗi ngày như Today, The View, 20/20the ABC Evening News. Sự nghiệp kéo dài hơn 5 thập kỷ của bà đã mở đường cho rất nhiều phụ nữ khác trong ngành truyền hình nói riêng cũng như môi trường công sở nói chung.

Yoko Ono (1933- )

Yoko Ono được nhiều người biết đến với tư cách là vợ của nam ca sĩ John Lennon. Mặc dù vậy, bà cũng là một nghệ sĩ tài năng và là nhà vận động quyền phụ nữ rất tích cực. Bài tiểu luận viết năm 1972 của bà, "The Feminization of Society", là một trong những dấu ấn nổi bật của phong trào nữ quyền trong thập niên 70.

Coretta Scott King (1927-2006)

Nổi tiếng thông qua cuộc hôn nhân với Martin Luther King Jr., Coretta Scott King đã cống hiến phần lớn cuộc đời mình cho sự bình đẳng của phụ nữ. Bà đã sáng lập NOW ("Tổ chức Phụ nữ Quốc gia") vào năm 1966 và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tổ chức. Coretta qua đời vào năm 2006. Đám tang của bà có sự tham dự của gần 10.000 người và 4 trong số 5 Tổng thống Mỹ còn sống khi ấy.

(Còn tiếp)

Mai Thảo (theo Harpers Bazaar)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
25 người phụ nữ đã thay đổi bộ mặt của phong trào nữ quyền