Cách đây hơn 3.500 năm, người Ai Cập cổ đại đã có thể thử thai, thậm chí là xét định giới tính của thai nhi trước khi sinh.

3.500 năm trước người Ai Cập cổ đại đã biết xác định giới tính thai nhi

12/09/2018, 22:09

Cách đây hơn 3.500 năm, người Ai Cập cổ đại đã có thể thử thai, thậm chí là xét định giới tính của thai nhi trước khi sinh.

Một mẫu giấy papyrus cổ đại - Ảnh: CNN

3.500 năm trước, một phụ nữ Ai Cập có thể xét nghiệm xem có thai hay không, hệt như điều chúng ta làm ngày nay. Người Ai Cập cũng sử dụng nước tiểu để xét nghiệm xem phụ nữ có thai hay không.

Tất nhiên, dụng cụ thử thai của người Ai Cập cổ đại không phải là những "que thử thai" như của chúng ta ngày nay mà là hai túi đựng hai loại lúa khác nhau. Người phụ nữ Ai Cập cổ đại muốn kiểm tra có thai hay không sẽ đi tiểu vào cả hai túi, một túi đựng lúa mạch và một túi emmer (giống lúa mì của người Ai Cập cổ đại).

Cách đọc kết quả cũng vô cùng đơn giản. Nếu lúa trong hai túi không nảy mầm, người phụ nữ không có thai. Nếu túi lúa mạch nảy mầm người phụ nữ sẽ sinh con trai. Nếu túi emmer nảy mầm thì người phụ nữ sẽ sinh con gái.

Như vậy, người Ai Cập cổ đại không chỉ có thể xét nghiệm xem phụ nữ có thai hay không, mà họ còn có khả năng xác định giới tính trước khi sinh một cách vô cùng đơn giản.

Thành tựu y khoa này của người Ai Cập cổ được một nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen phát hiện, khi ông nghiên cứu dịch các văn tự trên giấy papyrus cổ.

Tiên lượng sinh, lần đầu tiên được dịch bởi một nhà Ai Cập học người Đan Mạch hồi năm 1939, chỉ là một ví dụ về một bộ sưu tập lớn giấy papyrus Ai Cập cổ đại thuộc Đại học Copenhagen. Trong số 1.400 văn tự cổ đại, chỉ có một tỷ lệ nhỏ là các văn bản y tế và hầu hết trong số đó vẫn chưa được dịch.

Các nhà khoa học cũng đã thực nghiệm phương pháp này ngoài thực tế và cho thấy kết quả hết sức lạc quan. 70% mẫu thử thai theo kiểu Ai Cập cổ đại cho kết quả chính xác. Dù vậy, việc xác định giới tính trước khi sinh bằng cách này là không đáng tin cậy lắm.

Các nhà khoa học giải thích rằng phát hiện của người Ai Cập cổ đại về thử thai là hoàn toàn có tính khoa học. Khi mang thai, nồng độ estrogen trong nước tiểu của phụ nữ tăng và nội tiết tố nữ được xem là một chất kích thích nảy mầm tự nhiên.

"Các văn bản này bị hư hỏng nhiều, chúng lại được viết bằng một loại ngôn ngữ cổ mà ít người có thể đọc và thuật ngữ trong đó vô cùng phức tạp", Nhà Ai Cập học Kim Ryholt cho biết.

Ngoài tiên lượng sinh, các tờ giấy cổ còn cho chúng ta biết rằng người Ai Cập có kiến thức về y tế rất cao. Họ có kiến thức về giải phẫu học, có khả năng điều trị nhiều loại bệnh mắt.

Dù vậy, do quá khó dịch thuật nên tốc độ nghiên cứu của chúng ta về những kiến thức của người Ai Cập cổ đại vẫn rất chậm và vẫn còn rất nhiều bí ẩn đằng sau những tờ giấy papyrus.

Thiên Hà (theo CNN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3.500 năm trước người Ai Cập cổ đại đã biết xác định giới tính thai nhi