Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, cả nước có 37.315 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới, tuy nhiên cũng có đến 33.454 DN giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2013.

6 tháng, hơn 33 ngàn doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động

06/07/2014, 08:00

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, cả nước có 37.315 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới, tuy nhiên cũng có đến 33.454 DN giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2013.

Theo đó, 37.315 DN đăng ký thành lập mới có tổng số vốn đăng ký lgần 231.000 tỷ đồng, giảm 4% về số DN đăng ký thành lập và tăng hơn 19% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt, trong quý 2.2014, 19.000 DN với số vốn đăng ký gần 133.000 tỷ đồng, tăng hơn 3% về số DN và hơn 35% về số vốn đăng ký so với quý I/2014.
Cũng trong vòng 6 tháng đầu năm 2014, số DN gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động là hơn 33.000 DN, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2013. Số DN khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động sau đó quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2014 là hơn 8.000 DN, giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ có số lượng DN đăng ký thành lập mới nhiều nhất, tăng 5% và số DN gặp khó khăn phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động giảm 11% so với quý 1.2013. Đặc biệt là tại TP.HCM, lượng DN thành lập mới tăng gần 15% và lượng DN dừng hoạt động giảm gần 14%.
Riêng tại Hà Nội và các tỉnh lân cận diễn ra quá trình đào thải, sàng lọc DN rất mạnh mẽ, khi có số DN gia nhập cũng như rút lui khỏi thị trường tăng so với quý trước. Chẳng hạn như Hà Nội, số DN thành lập mới tăng 16% và dừng hoạt động tăng gần 8%; Thái Bình số DN thành lập mới tăng 32% và ngừng hoạt động tăng 61%...
Tại Tây Nguyên, số lượng DN thành lập mới giảm 46%, còn số lượng DN gặp khó khăn phải dừng hoạt động lại tăng 53%.
Đáng chú ý, một số ngành nghề có số lượng DN thành lập mới tăng so với quý 1.2014, còn số DN gặp khó khăn phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động lại giảm, như nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Ngược lại, các ngành gặp khó khăn so với quý trước như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, khai khoáng... có số DN đăng ký thành lập mới giảm trong khi DN gặp khó khăn phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động tăng.
Duyên Duyên
Bài liên quan
PGS-TS Trần Đình Thiên: Đáng lo ngại khi DN giải thể tăng, DN thành lập mới ‘trồi sụt’
Tại Diễn đàn Bất động sản mùa xuân ngày 19.2, PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng doanh nghiệp (DN) giải thể tăng nhiều trong khi số lượng DN thành lập mới “trồi sụt” là xu hướng đáng lo ngại. Hiện tượng này đã diễn ra suốt từ giai đoạn COVID-19 đến nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phấn đấu tăng trưởng 2 con số: Nhiệm vụ khó khăn, nhưng không thể không làm
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Lãnh đạo nhiều địa phương cho biết việc phấn đấu tăng trưởng ít nhất 10% năm 2025 là nhiệm vụ hết sức là nặng nề, khó khăn nhưng không thể không làm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
6 tháng, hơn 33 ngàn doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động