PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng: "Làm giáo dục, điều cốt lõi nhất chính là xây dựng tính bền vững của một nền giáo dục trong hệ thống tất cả các cấp học chứ không thể đưa học sinh ra thử nghiệm, thí điểm từng dự án, từng chương trình mang tính chất quốc gia khi đã... sát tới chân. Đó chính là sai lầm không chỉ ở hệ thống giáo dục mà còn là ở tư duy của người xây dựng chưa biết đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu".

99% đậu tốt nghiệp là chuyện bình thường, chẳng ai muốn thi rớt...

Một Thế Giới | 03/09/2014, 14:00

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng: "Làm giáo dục, điều cốt lõi nhất chính là xây dựng tính bền vững của một nền giáo dục trong hệ thống tất cả các cấp học chứ không thể đưa học sinh ra thử nghiệm, thí điểm từng dự án, từng chương trình mang tính chất quốc gia khi đã... sát tới chân. Đó chính là sai lầm không chỉ ở hệ thống giáo dục mà còn là ở tư duy của người xây dựng chưa biết đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu".

Trước đó, trả lời báo chí về việc thi tốt nghiệp THPT dù đỗ 99% nhưng vẫn coi đó là căn cứ xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Ông Ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói:  "Một quy trình nào mà đưa ra nhiều phế phẩm quá thì đều không chấp nhận được, đó là nói chung. Yêu cầu là phải đạt, sản phẩm đưa ra đỗ 99% áp vào chuyện này tôi cho cũng là bình thường, chẳng ai muốn con mình trượt. Nhưng 99% này có sự phân hóa, có những môn chỉ có 80%, thậm chí là 50% đạt điểm trung bình trở lên. Sở dĩ học sinh đỗ được là cộng môn nọ với môn kia. Các trường đại học cần gì? Cần tuyển sinh viên giỏi hơn người khác một cách tổng quát thì điểm tổng quát cũng phân hóa. Chúng tôi đã xây dựng phổ điểm hình chuông, từ đó có thể nhìn được học sinh yếu, học sinh kém".

Cho rằng ý kiến này chỉ là ngụy biện và đang có lỗ hổng rất lớn khi tập trung đánh giá năng lực học sinh chỉ ở lớp 11 và 12, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ lý giải: Hiện tại, cả học sinh và giáo viên đều chưa quen với việc các đề thi tích hợp chính vì thế, ngay trong cách giảng dạy, hướng dẫn cho học sinh ôn luyện chắc chắn sẽ gặp những khó khăn, vướng mắc không tránh khỏi. Việc đổi mới phải giảm được tiêu cực và bệnh thành tích, muốn lược giảm vấn đề đó lại phải phụ thuộc vào khâu tổ chức và chấm thi. Trong năm học tới đây, Bộ Giáo dục cũng phải đảm bảo được sự nghiêm túc ở kỳ thi này thì mới mong đất nước sẽ xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao sau khi được lựa chọn sinh viên từ các trường Đại học qua kỳ thi tích hợp này. Khi nền giáo dục đã đổi mới thực sự và ổn định như Mỹ, Anh, Đức... thì lúc ấy chúng ta không cần phải đau đầu với kỳ thi tốt nghiệp nữa, vì học môn nào sẽ kiểm tra kết thúc môn ấy một cách hết sức nghiêm túc. 
99% dau tot nghiep la chuyen binh thuong, chang ai muon thi rot...
Việc thay đổi mạnh mẽ ở kỳ thi 2015 kéo theo nhiều lo lắng của học sinh, phụ huynh, giáo viên và các chuyên gia giáo dục.
Việc thay đổi ngay lập tức phương án thi tại kỳ thi 2015 chứng tỏ sự đổi mình mạnh mẽ của hệ thống ngành giáo dục nước ta, nhưng điều quan trọng nhất vẫn đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu. Tôi đánh giá phương án 2 là phương án ăm nay có thể áp dụng ngay được trong năm nay vì phương án này Hiệp đội Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đã đề nghị với Chính phủ và Bộ từ lâu nhưng chưa được xem xét và đánh giá phù hợp. Phương án này có 5 bài thi trong đó có 3 bài đơn về Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ là hoàn toàn đúng đắn, bởi vì chương trình của nước ta hiện tại cần lược bỏ bớt đi những bài không càn thiết, phục vụ cho vấn đề đổi mới, cách tư duy cho học sinh. Bộ cần phải thực hiện ngay trong năm học này chứ không thể để cho học sinh hoang mang suốt cả một học kỳ đầu rồi học kỳ 2 mới tiến hành sẽ tạo áp lực không nhỏ tới học sinh và cả giáo viên giảng dạy.
Việc thay đổi hay thí điểm giáo dục liên quan đến hệ thống và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho cả nước, vì vậy để "nước đến chân mới nhảy" là việc làm hết sức nguy hiểm. Ngay cả việc thí điểm cho học sinh tiểu học về đề án máy tính bảng cũng không có tính khả thi cao nếu như ngay từ đầu chúng ta không dứt khoát xây dựng một đề án có tính chiến lược lâu dài từ hệ thống dạy và học.
Thật sự, chưa có năm học nào khiến tôi lo lắng cho học sinh như năm 2015 tới đây vì học sinh phải đối mặt với các bài thi tích hợp, các môn thi nhiều hơn so với chương trình trước đó mà không hề có sự chuẩn bị hay thay đổi từ trước. Đổi mới thì đất nước nào trên Thế Giới cũng đã làm, chúng ta làm sau họ thì phải làm tốt hơn họ rất nhiều. Nếu chúng ta tin tưởng nền giáo dục và phương pháp dạy học lâu nay thì tôi tin năm nay sự đổi mới này sẽ thực hiện tốt chứ không có gì khó khăn cả.
Kết thúc đánh giá của mình, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng: “Việc thay đổi kỳ thi ở năm 2015 cần phải đánh giá lại suốt các năm học ở THPT chứ không chỉ ở lớp 12 hay điểm thi khi mà những tiêu cực về việc chấm điểm trong quá trình học phổ thông chưa khắc phục. Từ đó, các trường Đại học và Cao đẳng lấy căn cứ để sàng lọc thí sinh phù hợp và xã hội cũng lựa chọn được những nhân tài thật sự cho đất nước".
Minh Khuê
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
99% đậu tốt nghiệp là chuyện bình thường, chẳng ai muốn thi rớt...