Thai kỳ là khoảng thời gian mà cơ thể các mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, chính vì vậy thói quen ăn uống cũng cần được điều chỉnh để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và của thai nhi.

8 lỗi ăn sai của mẹ làm thai nhi chậm phát triển

04/09/2014, 14:08

Thai kỳ là khoảng thời gian mà cơ thể các mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, chính vì vậy thói quen ăn uống cũng cần được điều chỉnh để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và của thai nhi.

Dưới đây là 8 sai lầm về dinh dưỡng mà các mẹ bầu cần tránh:

1. Ăn quá nhiều chất béo

Rất nhiều nhà khoa học cho rằng, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung có mang yếu tố di truyền. Nếu như mẹ bầu thường xuyên ăn chất béo trong quá trình mang thai sẽ tăng cao khả năng con gái mắc phải các căn bệnh về sinh sản trong tương lai. Các nhà khoa học cũng cho biết, bản thân chất béo không dẫn đễn căn bệnh ung thư, thế nhưng nếu được sử dụng trong thời gian dài, sẽ khiến lượng a-xít và cholesterol trong dạ dày tăng cao. Điều này không chỉ có hại cho dạ dày, còn kích thích tổng hợp prolactin, gây nên ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung.
8 loi an sai cua me lam thai nhi cham phat trien
Ảnh minh họa

2. Cung cấp nhiều protein

Trong quá trình mang thai, nếu như mẹ bầu không được cung cấp đủ lượng protein, dễ dẫn đến cơ thể suy nhược, thai nhi chậm phát triển, sau sinh lâu phục hồi. Mỗi ngày, mẹ bầu cần khoảng 90g đến 100g protein. Tuy nhiên, nếu như lượng protein cung cấp cho cơ thể bị thừa, sẽ ảnh hưởng tới sự thèm ăn của sản phụ, khiến các chất khác khó được hấp thu và gây mất cân bằng dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, quá nhiều protein sẽ sinh ra Hydrogen Sulfide, Histamine và một số hợp chất có hại khác, gây đầy hơi, kém ăn, chóng mặt…
8 loi an sai cua me lam thai nhi cham phat trien
Ảnh minh họa

3. Ăn nhiều đường

Viện nghiên cứu Pisa tại Ý đã phát hiện ra rằng, khi lượng đường trong máu trong cơ thể thai phụ cao sẽ tăng khả năng trẻ sinh ra thừa cân, dị tật, nhiễm độc thai nghén hoặc phải mổ đẻ so với những thai phụ có lượng đường trong máu thấp lần lượt là 4 lần, 8 lần và 2 lần. Mặt khác, lượng đường trong máu cao sẽ giảm khả năng miễn dịch, khiến thai phụ dễ nhiễm vi khuẩn, vi-rút, ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi.

4. Bổ sung thừa can-xi

Can-xi và vitamin là hai chất vô cùng cần thiết cho cơ thể phụ nữ mang thai, thế nhưng “nhắm mắt” ăn uống các loại thực phẩm bổ sung can-xi, đối với thai nhi mà nói, hại nhiều hơn lợi. Trong thời gian đầu thai kỳ, các mẹ bầu chỉ nên bổ sung khảng 800mg can-xi mỗi ngày, về sau tăng dần lên khoảng 1100mg và bổ sung từ các loại thực phẩm tự nhiên như cá, thịt, trứng… Việc sử dụng thừa can-xi có thể dẫn tới trẻ nhỏ sinh ra sớm đóng thóp thở, xương hàm nhô, động mạch chủ thu nhỏ…

5. Ăn nhiều thực phẩm có tính a-xít

Trong thời kỳ đầu mang thai, các mẹ bầu thường hay xuất hiện những hiện tượng như kén ăn, chán ăn, buồn nôn… cũng có nhiều mẹ bầu thèm ăn đồ chua.Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại Đức, đầu thai kỳ là quãng thời gian quan trọng để bé hình thành, thai nhi rất dễ hấp thụ tính a-xít từ cơ thể mẹ. Điều này ảnh hưởng không tốt tới sự hình thành của thai nhi, tăng cao khả năng thai nhi dị hình. Đến khoảng cuối thai kỳ, tính chua trong bào thai đã tương đương với cơ thể mẹ, nên ít bị ảnh hưởng bởi tính a-xít từ thức ăn của mẹ. Chính vì vậy, trong khoảng 2 tuần đầu mang thai, các mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc ăn uống những thực phẩm và loại thuốc chứa tính a-xít để bảo vệ sự hình thành của bé.

6. Bồi bổ những thực phẩm có tính “nóng”

Trong thai kỳ, máu trong cơ thể sẽ lưu thông nhanh hơn, tuần hoàn máu tăng khiến tim mạch phải gánh vác trọng trách nặng nề hơn, cổ tử cung, âm đạo, ống dẫn trứng và nhiều cơ quan sinh sản khác sẽ mở rộng. Theo đó là các hiện tượng như giữ nước, cao huyết áp… Khoảng thời gian này cũng không thích hợp để mẹ bầu bồi bổ các thực phẩm có tính “nóng” như nhân sâm, hay các loại quả như nhãn, đào, vải, mận, ổi, vú sữa…

7. Uống nhiều trà

Từ xa xưa, trà xanh được xem là một loại thức uống giúp tăng cường sức khỏe vì những lợi ích tuyệt vời như giải nhiệt, chữa bệnh, giúp chậm lão hóa… Tuy nhiên, nếu như thai phụ uống quá nhiều trà sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thu sắt của cơ thể. Ngoài ra trong thành phần của lá trà xanh còn có chất kích thích, uống quá đặc sẽ dẫn đến mất ngủ, nhịp tim đập nhanh… qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, nếu mỗi ngày thai phụ dùng 5 chén trà đặc, sẽ làm giảm trọng lượng thai nhi. Lượng trà phù hợp cho thai phụ là khoảng 2-3 tách trà được pha từ 3-5 lá trà xanh mỗi ngày.

8 loi an sai cua me lam thai nhi cham phat trien
Ảnh minh họa

8. Ăn đồ lạnh

Mùa hè nòng bức, còn gì tuyệt vời hơn khi được nhâm nhi một ly kem mát lạnh hay uống những thức uống được giữ trong tủ đá. Thế nhưng đối với các mẹ bầu, do nhau thai sản sinh lượng progestogen lớn, làm giảm sức chịu đựng của cơ trơn trong đường ruột dạ dày, dẫn đến quá trình tiết a-xít gastric giảm, nhu động ruột và dạ dày yếu. Do đó, hệ tiêu hóa rất nhạy cảm với sự kích thích nóng lạnh. Nếu bà bầu ăn uống một lượng thức ăn lạnh lớn trong thời gian ngắn, sẽ làm cho mạch máu của ruột dạ dày đột nhiên co rút lại, tiết dịch vị giảm, chức năng tiêu hóa giảm. Từ đó dẫn đến ăn không ngon miệng, không tiêu hóa được, trướng bụng…

Theo SKĐS

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
8 lỗi ăn sai của mẹ làm thai nhi chậm phát triển