“... Tôi tự hỏi, liệu ASEAN của chúng ta có thể thực hiện thành công Tầm nhìn ASEAN 2025 nếu phụ nữ và trẻ em gái không được bảo đảm cơ hội công bằng và bị bỏ lại phía sau?”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN lần thứ 3, chiều 25.10.

ASEAN sẽ ra sao nếu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau?

VGP | 25/10/2018, 22:14

“... Tôi tự hỏi, liệu ASEAN của chúng ta có thể thực hiện thành công Tầm nhìn ASEAN 2025 nếu phụ nữ và trẻ em gái không được bảo đảm cơ hội công bằng và bị bỏ lại phía sau?”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN lần thứ 3, chiều 25.10.

“... Quý vị và tôi đều có cùng một câu trả lời, đó là chúng ta không thể trở thành một cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, sáng tạo, phát triển bền vững nếu thiếu sự tham gia quan trọng của phụ nữ và trẻ em gái”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định.

Theo Thủ tướng, để làm được điều đó, mỗi người phụ nữ, mỗi trẻ em gái đều phải có quyền bình đẳng trong gia đình và xã hội, được học hành, được phát triển, được bảo vệ và được thực hiện những quyền chính đáng của mình.

Trước đó, trong bài phát biểu tại phiên toàn thể ASEM ngày 18.10 ở Brussels (Bỉ), ông cũng đã nêu: “Tăng cường quyền năng kinh tế của phụ nữ cần trở thành nội hàm chiến lược phát triển quốc gia thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp Quốc”. Và trên tinh thần đó, Thủ tướng "đánh giá cao sự hợp tác trong cộng đồng văn hóa, xã hội ASEAN với cơ chế hội nghị bộ trưởng phụ nữ ASEAN đóng vai trò quan trọng”.

Ông đã dẫn chứng bằng các con số để cho thấy vị thế của phụ nữ trong ASEAN đã khác. Chẳng hạn, tuổi thọ của phụ nữ đã tăng lên đáng kể, với tỷ lệ nữ độ tuổi 60 -64 tăng 3,7% năm 2015. Tỷ lệ sinh sớm của phụ nữ độ tuổi15 - 19 giảm từ 77% xuống còn 37%. Cơ hội giáo dục được mở rộng, tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội tại nhiều nước ASEAN đạt mức hơn20%. Số lượng phụ nữ làm chủ doanh nghiệp tăng đáng kể thời gian gần đây. Nhiều phụ nữ tham gia hội đồng quản trị, làm tổng giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn của khu vực Đông Nam Á.

Riêng tại Việt Nam, Thủ tướng cho biết Chính phủ luôn chủ độngthúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường an sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái,nỗ lực thực hiện Luật Bình đẳng giới 2006 và Công ước của Liên hợp Quốc về xóa bỏ các hình thức phân biệt, đối xử chống lại phụ nữ.Hằng năm, Chính phủ dành một khoản 2,6% GDP trong các chính sách cho chương trình trợ giúp xã hội,bao gồm cảphụ nữ và trẻ em gái.

Đáng chú ý, phụ nữ ở Việt Nam có tỷ lệtham gia lực lượng lao động đạt 70,7%/năm. Tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp tăng, có tới 98% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội khóa 14 (2016-2021) đạt 27,1%, mức cao hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Tỷ lệ lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội chiếm gần 50% trong tổng số người tham gia. Tỷ lệ phụ nữ là nhà nghiên cứu khoa học, chủ các đề án, đề tài cấp bộ, cấp nhà nước cũng tăng lên rõ rệt.

Tuy nhiên bên cạnh đó,Thủ tướng cũng chỉ ra một thực tế rõ ràng là dù phụ nữ chiếm 45% lực lượng lao động ở khu vực Đông Nam Á với dân số hơn 640 triệu người và quy mô GDP hằng năm tăng khá đồng đều, nhưng mức thu nhập của phụ nữ trong khu vực nói chung còn thấp hơn nam giới làm cùng một công việc, chênh lệch trung bình lên tới 25% ở một số quốc gia.

Theo báo cáo của Tổ chức Phụ nữ Liên hợp Quốc, nền kinh tế ASEAN tăng trưởng mỗi năm ở mức 5% trong thập kỷ vừa qua nhưng phụ nữ chỉ đóng góp vào 11% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN.

“Những vấn đề này thúc giục chúng ta phải chung tay hành động và có các giải pháp hiệu quả để nâng cao vị thế của phụ nữ trong thời gian tới”, Thủ tướng nói.

Hướng tới mục tiêu cộng đồng ASEAN luôn là một nơi đáng sống, một khu vực an toàn, bình đẳng với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, Thủ tướng tin rằng Hội nghị Bộ trưởng phụ nữ ASEAN lần thứ 3 sẽ thảo luận, đưa ra các khuyến nghị mạnh mẽ để trình lên lãnh đạo cấp cao ASEAN.

Hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2025

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 3 nội dung hợp tác:

1.Đào tạo, tăng cường các kỹ năng mới cho phụ nữ. Hình thành mạng lưới học tập suốt đời tại ASEAN với sự biến đổi liên tục của nghề nghiệp trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0.

2.Bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả mọi người, chấm dứt mọi rào cản đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các nguồn lực nhất là việc làm.

3.Tăng cường an sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt, thông qua việc hoàn thiện thể chế, luật pháp, chính sách bảo hiểm xã hội, mở rộng độ bao phủ đối với mọi đối tượng, bao gồm khu vực phi chính thức và người lao động di cư.

Với chủ đề "An sinh xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2025", tại hội nghị này, các bộ trưởng sẽ trao đổi các giải pháp ở tầm khu vực và quốc tế về tăng cường và bảo đảm an sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm hiện thực hóa Tuyên bố ASEAN về tăng cường an sinh xã hội.

Dự kiến, Hội nghị sẽ ra Tuyên bố chung để trình Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 ghi nhận vào cuối năm 2018.

Theo VGP
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ASEAN sẽ ra sao nếu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau?