Ròng rã cả năm trời, cư dân đô thị Phú Mỹ Hưng - Nam Sài Gòn theo dõi cả ngày lẫn đêm để viết nên “Nhật ký mùi hôi” với hơn 2.000 ghi nhận về mùi hôi thối nồng nặc từ bãi rác Đa Phước tỏa về, và họ đã viết thư cầu cứu gửi đến ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư thành ủy TP.HCM.

Bãi rác Đa Phước: Từ 'Nhật ký mùi hôi' đến thỉnh nguyện thư gửi Bí thư TP.HCM

quanghuy | 13/06/2017, 05:26

Ròng rã cả năm trời, cư dân đô thị Phú Mỹ Hưng - Nam Sài Gòn theo dõi cả ngày lẫn đêm để viết nên “Nhật ký mùi hôi” với hơn 2.000 ghi nhận về mùi hôi thối nồng nặc từ bãi rác Đa Phước tỏa về, và họ đã viết thư cầu cứu gửi đến ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư thành ủy TP.HCM.

Đơn kiến nghị được gửi đến ông Nguyễn Thiện Nhân

Nhãn

Trao đổi với phóng viênvề nội dung đơn thư đã được cư dân Phú Mỹ Hưng gửi tới ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư thành ủy TP.HCM, đại diện đứng đơn bà Nguyễn Thị Hồng Hà nói: "Đây không phải là lần đầu cư dân chúng tôi gởi đơn kiến nghị đến chính quyền thành phố, nhiều lần đã không nhận được phản hồi từ TP giải thích cho dân. Mưa xuống là thối, ngày đã thối đêm đến ngủ cũng bị mùi hôi thối từ rác hành hạ, mở cửa ra là mùi hôi xộc thẳng vào nhà. Người già, trẻ em ho sồng sộc vàphải sử dụng đến máy ô Zôn để khử mùi”, bà Hồng bức xúc nói.

Khi đề cập về đơn kiến nghị được gửi đến ông Nguyễn Thiện Nhân, được bà Hồng nêu rõ về nội dụng: “Những cư dân sinh sống tại Phú Mỹ Hưng, khu vực Nam Sài Gòn hiện đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mùi hôi thối của bãi rác Đa Phước, chúng tôi được biết ông đã có chuyến thị sát lắng nghe ý kiến từ phía công ty Vietnam Waste Solution (VWS). Chúng tôi làm đơn kiến nghị này với mong muốn được gặp gỡ Bí thư Thành ủy để trình bày về sự ảnh hưởng của mùi hôi từ bãi rác Đa Phước lên cuộc sống hàng ngày cũng như trao đổi về phương án khắc phục từ VWS”.

Cũng theo bà Hồng cư dân Phú Mỹ Hưng đã lập “Nhật ký mùi hôi” khu vực Nam Sài Gòn kể từ tháng 8.2016 tới ngày 28.5.2017, ghi nhận hơn 2.000 sự vụ về mùi hôi thối từ bãi rác Đa Phước. “Cho tới thời điểm hiện tại, mùi hôi thối vẫn hoành hành với mức độ nghiêm trọng”, bà Hồng nói về sự chịu đựng của cư dân cả một vùng Nam thành phố.

Dân gửi đơn, TP chưa phản hồi

Trong khi đó, theo bà Trần Thanh Huyền (người cùng đứng đại diện trong đơn - PV) bổ sung những thắc mắc kiến nghị của người dân gửi đến UBND TP vẫn chưa được hồi âm giải quyết, bao gồm những thắc mắc:

- UBND TP đã có nghiên cứu về tính hiệu quả của việc trồng cây để giảm mùi hôi hay không? Sau bao nhiêu lâu sẽ giảm được mùi hôi?.

- Được biết về phía UBND TP đã có những hành động là trích ngân sách 1.000 tỉ đồng để khắc phục hậu quả do công ty VWS gây ra, vậy UBND TP đã có những yêu cầu gì buộc thủ phạm chính là công ty VWS phải làm để khắc phục hậu quả?

- Hiện tại khối lượng rác của thành phố khoảng 9 nghìn tấn/ngày, trong khi năng lực của công ty VWS không xử lý được tới 5 nghìn tấn/ngày, gây ra mùi hôi thối trầm trọng khắp khu vực Nam Sài Gòn, vậy UBND TP đã có giải pháp nào để phân bổ rác của thành phố về nhiều bãi rác khác nhau nhằm giảm tải cho bãi rác Đa Phước chưa?.

- Với năng lực hạn chế không xử lý được 5 nghìn tấn rác/ngày của VWS, liệu UBND TP còn tiếp tục giao cho VWS đầu tư vào dự án bãi rác ở Long An?.

- Nhân dân muốn biết giải pháp cụ thể của UBND TP và công ty VWS để giải quyết triệt để mùi hôi thối từ bãi rác Đa Phước.

Nhật Ký mùi hôi được người dân ghi chép lại
Đơn thư kiên nghị được gởi tới Bí thư thành ủy TP.HCM

Trong một diễn biến liên quan, là tại kỳ họp bất thường của HĐND TP.HCM về công tác bảo vệ môi trường và quản lý chất thải ngày 11.6, Phó chủ tịch UBND TP ông Lê Văn Khoa cho biết, Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo trong tháng 7 chủ đầu tư 4 khu xử lý rác Đa Phước, Vietstar, Tâm Sinh Nghĩa và Phước Hiệp phải mở cửa định kỳ cho người dân vào giám sát tình hình môi trường.

Theo ông Khoa, sau khi người dân phản ánh mùi hôi vào giữa năm ngoái, thành phố yêu cầu Công ty VWS (chủ đầu tư bãi rác Đa Phước) triển khai 10 giải pháp để giảm thiểu mùi hôi, bảo vệ môi trường. Chính quyền thành phố cũng yêu cầu chủ đầu tư bãi rác Đa Phước đến năm 2020 phải chuyển 1.000-2.000 tấn rác sang công nghệ xử lý hiện đại, số rác còn lại phải tăng cường xử lý tốt.

Phó chủ tịch UBND TP ông Lê Văn Khoa cũng cho rằng đến 31.7, UBND thành phố sẽ rà soát hết các dự án xử lý chất thải, có báo cáo nghiệm thu về bảo vệ môi trường để đến cuối năm nay tất cả các dự án bắt buộc phải có nghiệm thu về môi trường.

"Sau ngày 31.12 những đơn vị không chấp hành, tùy theo mức độ vi phạm, thành phố sẽ phải yêu cầu ngưng hoạt động", ông Khoa nói.

Quang Huy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
35 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bãi rác Đa Phước: Từ 'Nhật ký mùi hôi' đến thỉnh nguyện thư gửi Bí thư TP.HCM