Theo Bộ Công an, hành vi bán, lưu hành các loại vật tư phòng chống dịch COVID-19 không rõ nguồn gốc hoặc giá quá cao có thể bị xử lý hình sự.

Bán, lưu hành kit test COVID-19 không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào?

Nhã Thanh | 18/03/2022, 19:19

Theo Bộ Công an, hành vi bán, lưu hành các loại vật tư phòng chống dịch COVID-19 không rõ nguồn gốc hoặc giá quá cao có thể bị xử lý hình sự.

Tối 15.3, tại Quốc lộ 8A thuộc xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra một xe ô tô tải, phát hiện trên xe có 9 kiện hàng, bên trong có chứa 3.400 kit test nhanh COVID-19 do nước ngoài sản xuất, trị giá hàng hoá ước tính khoảng 130 triệu đồng.

Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được hoá đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hoá.

Theo Bộ Công an, nếu phát hiện việc bán, lưu hành các loại vật tư phòng chống COVID-19 (kit test, máy đo SpO2...) không rõ nguồn gốc, hoặc giá quá cao thì người dân có thể báo cho các cơ quan có trách nhiệm xử lý những hành vi này, như Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra y tế...

luu-hanh-kit-test-covid-19-khong-ro-nguon-goc-se-bi-xu-ly-nhu-the-nao.jpg
Ảnh: Internet

Bộ Công an cho biết hiện nay hành vi bán, lưu hành các loại vật tư phòng chống dịch COVID-19 không rõ nguồn gốc hoặc giá quá cao trong trường hợp cơ quan chức năng xác minh, thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ có thể bị xử lý hình sự.

Cụ thể, nếu hành vi buôn bán các loại vật tư phòng chống COVID-19 (kit test, máy đo SpO2, thuốc điều trị COVID-19 ...) không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá hàng từ 200.000.000 đồng trở lên, hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên thì người buôn bán sẽ vi phạm tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm.

Nếu hành vi tàng trữ, vận chuyển các loại vật tư phòng chống COVID-19 (kit test, máy đo SpO2, thuốc điều trị COVID-19...) không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá hàng từ 200.000.000 đồng trở lên, hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên thì người tàng trữ, vận chuyển sẽ vi phạm tội Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.

Bộ Công an cũng giải thích rõ nếu hành vi buôn bán các loại vật tư phòng chống COVID-19 (kit test, máy đo SpO2,...) không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tài liệu chứng minh là hàng giả có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên, hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên thì người buôn bán sẽ vi phạm tội Sản xuất, buôn bán hàng giả.

Nếu hành vi buôn bán thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tài liệu chứng minh là hàng giả thì người buôn bán sẽ vi phạm tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Ngoài ra, nếu hành vi buôn bán các loại vật tư phòng chống COVID-19 (kit test, máy đo SpO2, thuốc điều trị COVID-19 ...) qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa trái pháp luật có giá trị hàng từ 100.000.000 đồng trở lên thì người buôn bán sẽ vi phạm tội Buôn lậu.

Bài liên quan
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu đưa COVID-19 ra khỏi nhóm bệnh đặc biệt nguy hiểm
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về Chương trình phòng chống dịch COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bán, lưu hành kit test COVID-19 không rõ nguồn gốc sẽ bị xử lý như thế nào?