Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Trung thu 2023. Hiện thị trường bánh trung thu tại TP.HCM đang rất sôi động, nhiều mẫu mã và thương hiệu bánh được bày bán khắp nơi. Vấn đề kiểm soát và giúp người mua chọn bánh trung thu an toàn đang được đặt ra.

Bánh trung thu tại TP.HCM: Kiểm soát cách nào?

Hồ Quang | 05/09/2023, 15:35

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Trung thu 2023. Hiện thị trường bánh trung thu tại TP.HCM đang rất sôi động, nhiều mẫu mã và thương hiệu bánh được bày bán khắp nơi. Vấn đề kiểm soát và giúp người mua chọn bánh trung thu an toàn đang được đặt ra.

Tập trung kiểm tra

Từ lâu, bánh trung thu đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi dịp Tết Trung thu. Gần đến rằm tháng 8 nhu cầu tiêu thụ bánh trung thu tại TP.HCM ngày càng cao. Ngoài việc sử dụng cho gia đình, nhiều người còn mua bánh với số lượng lớn để làm quà biếu, tặng người thân, bạn bè...

banh-trung-thu-tai-tphcm-kiem-soat-bang-cach-nao-hinh-anh(1).png
Thị trường  bánh trung thu tại TP.HCM phục vụ Tết Trung thu 2023 đang rất sôi động - Ảnh: PV

Mẫu mã bánh trung thu năm nay khá đa dạng với nhiều loại bánh được sản xuất từ biện pháp thủ công (handmade) đến dây chuyền công nghiệp, hoặc được nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan… Người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm phù hợp sở thích của mình.

Tuy nhiên, theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, bánh trung thu là sản phẩm được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu thực phẩm, gia vị, phụ gia thực phẩm… Từng loại nguyên liệu đều có nguy cơ mất an toàn thực phẩm, như ôi thiu, nhiễm các loại nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh...

Trong quá trình sản xuất, việc kiểm soát, chế biến, bảo quản không được đảm bảo sẽ dẫn tới sản phẩm dễ bị ô nhiễm, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn tiêu chảy... ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.

Trước thực tế trên, bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết đơn vị này đang phối hợp với các cơ quan có liên quan tập trung kiểm soát việc đảm bảo an toàn thực phẩm các sản phẩm, nhóm sản phẩm sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu như: bánh, mứt, kẹo, trà, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, các loại bánh trung thu, các sản phẩm từ bột… và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Đồng thời, ban sẽ đánh giá thực trạng việc chấp hành những quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế, ngăn ngừa sự cố về an toàn thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Chọn bánh trung thu an toàn như thế nào?

Nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình trong mùa trung thu đang đến, theo Ban Quản lý an  toàn thực phẩm TP.HCM, người tiêu dùng nên chọn những loại bánh trung thu có cơ sở sản xuất cụ thể, kinh doanh đáp ứng các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hoặc cơ sở đã được cấp một trong số các giấy chứng nhận chất lượng khác: HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000... còn hiệu lực.

Đồng thời, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bánh trung thu phải đáp ứng được các yêu cầu theo TCVN 12940:2020 tiêu chuẩn quốc gia về bánh nướng: đạt các tiêu chí về thành phần nguyên liệu theo quy định, yêu cầu cảm quan, các chỉ tiêu lý hóa, giới hạn phụ gia thực phẩm, đóng gói bao bì…, cũng như thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm nằm trong danh mục được cho phép của Bộ Y tế; thực hiện việc tự công bố chất lượng sản phẩm và quy định về nhãn sản phẩm.

Ngoài ra, Ban Quản lý an toàn thực phẩm cũng lưu ý người tiêu dùng chỉ nên mua những sản phẩm bánh trung thu có tên nhà sản xuất, địa chỉ sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản, có ngày sản xuất và hạn sử dụng; có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...

Người tiêu dùng cũng nên chọn mua sản phẩm bánh trung thu được bày bán ở những địa điểm kinh doanh xác định, đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thực phẩm như: có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

Để biết bánh trung thu an toàn, người tiêu dùng có thể dùng cảm quan để nhận biết như: sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, bánh không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ. Tuyệt đối không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, sản phẩm hết hạn sử dụng.

Ngoài cách chọn bánh trung thu trên, người tiêu dùng cần biết cách bảo quản, và sử dụng bánh trung thu. Theo đó, bánh trung thu mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, được che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất và lưu ý một số khuyến cáo của nhà sản xuất; rửa tay sạch trước khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh; không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thụ thực phẩm.

Trong trường hợp sử dụng bánh trung thu có những bất thường về sức khỏe cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bánh trung thu tại TP.HCM: Kiểm soát cách nào?