Theo Zee News, vi rút Ebola có lẽ đã đột biến và trở nên nguy hiểm hơn đối với con người trong đợt bùng phát dịch mới nhất ở Tây Phi. Quy mô khổng lồ của ổ dịch Ebola bắt đầu năm 2013 bao trùm cả Tây Phi làm cho các nhà khoa học lo lắng.

Báo động về sự đột biến của vi rút Ebola

Vũ Trung Hương | 09/11/2016, 07:40

Theo Zee News, vi rút Ebola có lẽ đã đột biến và trở nên nguy hiểm hơn đối với con người trong đợt bùng phát dịch mới nhất ở Tây Phi. Quy mô khổng lồ của ổ dịch Ebola bắt đầu năm 2013 bao trùm cả Tây Phi làm cho các nhà khoa học lo lắng.

Những ổ dịch trước đó chưa bao giờ làm lây nhiễm quá 600 người. Còn ở dịch 2016 thì tràn sang Liberia, Sierra Leone và Guinea. Đếncuối đợt dịch này vào năm 2016, trên 28.000 người đã bị nhiễm vi rút và trên 11.000 người đã tử vong trước khi dịch bị dập tắt.

Các chuyên gia đã kiểm tra sự hiện diện của các đột biến có thể có ở vi rút vì vi rút lây nhiễm cho rất nhiều người nên không thể biến mất mà không để lại dấu vết gì. Hóa ra, những đột biến ở gien mã hóa glycoprotein đã làm tăng khả năng của vi rút trong việc tấn công các tế bào người và các loài linh trưởng khác.

Theo tạp chí Cell, nhà nghiên cứu Jeremy Luban ở Đại học Massachusetts, Mỹ, khẳng định vi rút đột biến dễ thâm nhập vào các tế bào miễn dịch người vàcác tế bào của loài linh trưởng hơn là các tế bào loài gặm nhấm hay thú ăn thịt. Hiện các nhà khoa học cho rằng vi rút tồn tại trong “bể chứa sinh vật”bí ẩn và chỉ thi thoảng mới tấn công người. Nếu vi rút tấn công người thì hậu quả vô cùng khủng khiếp. Vì vi rút tỏ ra rất tai ác trong ổ dịch mới nhất nên có cơ sở để khẳng định rằng chính những đột biến đã diễn ra làm cho vi rút đặc biệt hiểm độc. Sự đột biến trên đã xuất hiện ngay khi dịch bắt đầu bùng phát ở châu Phi.

Các công trình nghiên cứu mới nhất cho rằng sau 3 tháng kể từ khi bùng phát, vi rút đã đột biến và tăng cường khả năng tấn công người, chứ không phải tấn công dơi - vật chủ của vi rút trong tự nhiên. Các loài dơi ở Tây Phi như Hypsignathus monstrosus, Epomops franqueti, Myonycteris torquata, Eidolon helvum đều mang vi rút, nhưng vi rút không hoành hành ác như vậy và có thể tồn tại lâu trong cơ thể dơi.

Trên tạp chí Science, nhà di truyền học tiến hóa Pardis Sabeti ở Đại học Harvard, cho rằng họ mới chỉ có thông tin gián tiếp về thời gian đột biến và bắt đầu bùng phát dịch, nhưng tin chắc rằng chỉsau khi nổ ra dịch vi rút mới “thích” tấn công người chứ không phải dơi.

Pardis Sabeti cũng cảnh báo rằng sự thích ứng nhanh của vi rút Ebola đối với người đòi hỏi phải phản ứng khẩn cấp đối với những trường hợp vi rút Ebola và các loài vi rút khác truyền từ động vật sang người vì một tia lửa nhỏ cũng có thể gây ra đám cháy rừng lớn.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
43 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo động về sự đột biến của vi rút Ebola