Bạo lực hoc đường diễn ra ngày càng nhiều, không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường mà trách nhiệm chính vẫn là gia đình, cha mẹ, nơi đầu tiên mà các em chịu ảnh hưởng tâm lí nhiều nhất.

Bạo lực học đường lỗi của cha mẹ, đừng đổ lỗi cho thầy cô!

Một Thế Giới | 10/04/2015, 14:45

Bạo lực hoc đường diễn ra ngày càng nhiều, không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường mà trách nhiệm chính vẫn là gia đình, cha mẹ, nơi đầu tiên mà các em chịu ảnh hưởng tâm lí nhiều nhất.

Đó là một thực tế được nhiều chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm khoa học “Bạo lực học đường  – nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức.
Bao luc hoc duong loi cua cha me, dung do loi cho thay co!-hinh-anh-1
Học sinh nữ đánh nhau ngày càng nhiều 
Trong phần tham luận của mình, TS.Nguyễn Thị Thanh Mai (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cũng chỉ ra nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến hành vi bạo lực của học sinh đó là sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình.
"Cha mẹ bận rộn với công việc, mải mê kiếm tiền, không có thời gian quan tâm đến việc học hành, bè bạn của con. Thậm chí, họ không chú tâm giáo dục con cái mà xem việc đó là trách nhiệm của nhà trường.
Khi gia đình thiếu sự giao tiếp đầm ấm, cởi mở,... thì dẫn đến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu thốn tình cảm và các em sẽ tìm đến những mối quan hệ khác để bù đắp. Đây chính là nguyên nhân để những nhóm trẻ xấu dụ dỗ, lôi kẻo vào những hành vi xấu trong đó có hành vi bạo lực”
Đề cập đến nguyên nhân thứ hai là ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình, bà Mai cho rằng đây có thể được coi là nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi bạo lực, đánh nhau ở trẻ. Bởi ngay chính môi trường thân cận, luôn gắn bó với trẻ lại có những hành vi lệch chuẩn thì trẻ rất dễ bị tập nhiễm.
Việc đối xử thô bạo của cha, mẹ đối với trẻ như đánh đập, chửi mắng sẽ hình thành những tính cách tiêu cực ở trẻ như tính lỳ lợm, hay trả thù,... và rất dễ tham gia vào các nhóm có cùng tính cách, thích đánh nhau để tìm cách giải tỏa những ức chế mình phải chịu đựng từ sự trừng phạt của cha mẹ sang người khác.
“Nhiều trường hợp học sinh đánh nhau nói rằng trong gia đình các em có hành vi bạo lực giữa các thành viên. Đặc biệt đáng lo ngại về mức độ bạo lực giữa cha mẹ và con cái. Có thể thấy có mối tương quan giữa bạo lực gia đình với hành vi bạo lực của học sinh, bởi khi sống trong gia đình có bạo lực, nhiều em đã có hành vi bạo lực với bạn cùng trang lứa”, bà Mai nói.
Bao luc hoc duong loi cua cha me, dung do loi cho thay co!-hinh-anh-2
Nhiều chuyên gia cho rằng cần đi từ nội tại các gia đình để giải quyết câu chuyện bạo lực học đường 
Cần gắn trách nhiệm cha mẹ với hành vi của trẻ!
TS. Nguyễn Tùng Lâm (Hội Tâm lý Giáo dục học Hà Nội) cũng cho rằng việc quản lý con cái trong các gia đình cũng góp phần lớn trong giải quyết nạn bạo lực học đường. “Lâu nay những gia đình giữ được truyền thống giáo dục thì con cái dễ “nên người". Còn một số đông khác thả nổi con cái, để chúng muốn làm gì thì làm, cha mẹ đều không dạy bảo mà chỉ “trăm sự nhờ thầy cô”.
Số đông khác do bận làm ăn, không để ý đến con cái và đến lúc chúng hư rồi thì không có cách nào chữa. Số khác quan tâm con nhưng lại không biết cách giáo dục. Nên dẫn đến hậu quả con cái tự sống, tự hành xử. Có gia đình chuyên áp chế, bạo lực con cái, số này sẽ dẫn đến hậu quả, con cái dễ đổ những bức xúc ở gia đình sang bạn bè. Gương xấu của gia đình cũng là cách gợi ý để trẻ hành xử bạo lực với bạn”
Do đó, theo ông Lâm, cần phải làm rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của cha mẹ học sinh với con cái bởi lâu nay ta vẫn quen đổ lỗi cho thầy cô nhiều hơn là làm rõ trách nhiệm với cha mẹ.
“Phải học tập các nước tiên tiến, mọi hành vi của trẻ vị thành niên cha mẹ đều phải chịu trách nhiệm theo những điều luật cụ thể, buộc các cha mẹ phải tìm cách phối hợp với các trường học, các nhà tư vấn tâm lý để tự giải quyết con em của họ trong mỗi gia đình. Nếu luật pháp của chúng ta cũng bổ sung được những vấn đề cụ thể chắc chắn bạo lực học đường không thể phát triển được”, ông Lâm đề xuất.
Đồng quan điểm, nhìn nhận ở góc độ tâm lý học, PGS.TS Mạc Văn Trang lo lắng: “Các tác động của xã hội đến thế hệ trẻ tạo ra gia tốc phát triển nhanh, mạnh, sự biến đối sinh lý, tâm lý, xã hội của lớp học sinh ngày nay khác xa với học sinh cách đây 15-20 năm.
Cha mẹ, giáo viên không theo kịp sự phát triển của các em nên khoảng cách giữa cha mẹ - con cái, giữa giáo viên - học sinh ngày thêm xa cách. Không hiểu nhau, tin nhau thì thường ứng xử không phù hợp, các tác động giáo dục của người lớn với các em ít hiệu quả”
Tuy nhiên, ông Trang cũng nhấn mạnh bên cạnh nội tại các gia đình, hệ thống pháp luật, quy định trách nhiệm trong quản lý từ trên xuống dưới không rõ ràng, trách nhiệm không cụ thể, kỷ luật không nghiêm minh cũng khiến cho hiệu quả công vụ, trách nhiệm nghề thấp.
“Ví dụ, vụ bạo lực ở Trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) vừa qua, Hiệu trưởng phải phải chịu trách nhiệm gì, kỷ luật gì? Hiệu phó, bí thư chi bộ, cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên trực, giáo viên chủ nhiệm... chịu kỷ luật gì? Từ trước đến nay không rõ. Nay trước sức ép của dư luận xã hội thì xử nặng!”, ông Trang nói.
Ông Trang cũng cho rằng, hiện những việc kiểm điểm, phê bình, khiển trách, đuổi học 1 tuần... rất ít có tác dụng với học sinh vì chỉ là những tác động bên ngoài. Và để giải thoát được “mặc cảm tội lỗi” thì phải tác động đến tự ý thức, xúc cảm, niềm tin... thức tỉnh lương tri, tự sám hối, tự nhận lỗi và sửa chữa mới mong có tác dụng.
Theo Infornet
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bạo lực học đường lỗi của cha mẹ, đừng đổ lỗi cho thầy cô!