Vụ bán tờ Politico với giá 1 tỉ USD gây chấn động làng báo chí quốc tế. Dưới đây là lược dịch phân tích của nhà báo Ben Smith từ tờ The New York Times.

Bên trong thương vụ 1 tỉ USD bán tờ The Politico cho người Đức

Anh Tú (lược dịch) | 30/08/2021, 16:35

Vụ bán tờ Politico với giá 1 tỉ USD gây chấn động làng báo chí quốc tế. Dưới đây là lược dịch phân tích của nhà báo Ben Smith từ tờ The New York Times.

Từ “con trai ông trùm nhỏ” trở thành ông trùm lớn theo đúng nghĩa: Robert Allbritton vừa trở thành người chiến thắng khó tin nhất trong thương vụ bạc tỉ bán tờ The Politico.

Tôi đang ngồi trong quán bar cạnh John Harris, một cựu biên tập viên quốc gia của tờ The Washington Post. Vào cuối năm 2006, và Harris đang tuyển dụng tôi cho một dự án mới, một siêu blog có tên The Politico. Tôi quan tâm, nhưng tôi có một vài câu hỏi về chủ sở hữu. Tôi chưa bao giờ nghe nói về Robert Allbritton và tôi đã hỏi Harris liệu rằng đó có phải là kiểu nhà xuất bản tỷ phú muốn chuyên mục của mình chình ình trên trang nhất hay không, hay liệu đó là kiểu chủ sở hữu giàu có khác có thói quen tìm thú vui mới.

Harris chỉ nói Allbritton đến từ Wesleyan như thể ông ta là con người không đáng chú ý. Nhưng Allbritton không hề “vô hại”. Ông xây dựng The Politico trở thành một thương hiệu truyền thông mạnh. Nhưng rồi cũng đến lúc ông phải rút chân khỏi đó.

Vào 26.8, Allbritton đã đạt được thỏa thuận bán Politico với giá một tỉ USD tiền mặt cho công ty truyền thông Đức Axel Springer, có nghĩa là Allbritton đã rút ra khỏi điều có lẽ là lối thoát thành công nhất trong thế hệ phương tiện truyền thông mới (trong điều kiện kinh doanh thuần túy). Allbritton, người đã rót hơn 50 triệu USD tiền của gia đình vào Politico vào năm 2018, hiện là một trong những nhà đầu tư truyền thông thành công nhất thế kỷ - mặc dù Politico, vốn chưa bao giờ tham gia vào cuộc chiến đầu tư mạo hiểm ồn ào, hiếm khi được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông nóng bỏng.

Axel Springer xuất bản tờ báo lá cải Bild của Đức, nhưng giám đốc điều hành của họ, Mathias Döpfner, nói rằng thỏa thuận Politico đã củng cố tương lai ở Mỹ của công ty.

Giờ đây, Allbritton nói rất vui khi được giao công ty của mình cho Axel Springer. “Theo một số cách, họ có phẩm chất Mỹ nhiều hơn hầu hết người Mỹ hiện nay”, Allbritton nói. "Họ nói về quyền tự do báo chí, họ nói về tự do tư tưởng…" Ông Allbritton lưu ý rằng các nhân viên của Politico sẽ không phải tuân theo các nguyên tắc kiểu của công ty Đức

Tôi đã nói chuyện với ông Allbritton, 52 tuổi, qua điện thoại trong khoảng 90 phút vào 28.8. Tôi đã được hứa hẹn thực hiện cuộc phỏng vấn đầu tiên với Allbritton sau khi vụ mua bán được công khai. Câu chuyện của Allbritton đã khiến tôi tò mò từ lâu. Khi thành lập Politico, ông được biết đến như là lớp kế cận của một triều đại mới nổi ở D.C. thay thế cho nhà Graham, sở hữu tờ The Washington Post. Cha của Allbritton, Joe, là một ông trùm truyền hình từ Houston, người đã mua tờ The Washington Star vào năm 1975, với hy vọng biến nó thành một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ trên sạp báo, nghiêng về phía cánh hữu.

Với tư cách là nhà xuất bản, trên thực tế, ông Joe đã nhấn mạnh để đưa chuyên mục của mình lên trang nhất. Đó là bởi vì ông Joe thuộc “một thế hệ khác” và là một người “biết chỉ huy và kiểm soát”, người con Robert Allbritton nói.

Khi các nhà quản lý liên bang buộc Joe phải bán The Star vào năm 1978 vì các quy tắc  ngăn cản các công ty truyền thông sở hữu các đài truyền hình và một tờ báo trong cùng một thành phố, Joe đã bị kiệt quệ, Allbritton nhớ lại.

Sau này, ông Allbritton gia nhập công việc kinh doanh của gia đình sau khi tốt nghiệp trường Wesleyan năm 1992 với bằng quốc gia. Năm 2007, Allbritton lợi dụng kẽ hở trong các quy định về sở hữu chéo cho phép một công ty sở hữu đài truyền hình chạy một ấn phẩm không xuất hiện thường xuyên (ấn bản in của Politico theo lịch quốc hội). Ông đặt cược vào nhãn quan làm báo của hai cựu ngôi sao tờ The Post, ông Harris và Jim VandeHei. Họ đưa Mike Allen, một nhà báo đinh của tạp chí Time, người vốn đã được biết đến như một kho tin tức và chuyện phiếm ở Beltway, và Allen lấp đầy bản tin Playbook của Politico với loại nội dung phù hợp với các trợ lý của Nhà Trắng, người dẫn chương trình Georgetown, nhà vận động hành lang K-Street cũng như Capitol Hill.

Người cha Joe rất hạn phúc. Trước khi qua đời vào năm 2012, Joe đã đội một chiếc mũ Politico đi quanh thị trấn.

Vào năm 2013, Robert Allbritton, hiện là giám đốc điều hành của Allbritton Communications do tư nhân nắm giữ, đã bán đài truyền hình của gia đình và dành hết tâm sức cho chính đứa con tinh thần của mình, Politico.

Ông Allbritton xác nhận: Năm đó, Axel Springer - đã là đối tác của Politico Europe - đề nghị mua lại ấn phẩm này trong một thỏa thuận trị giá khoảng 250 triệu USD.

Ông VandeHei, lúc đó là giám đốc điều hành của Politico, đã bắc cầu làm việc cho công việc kinh doanh của gia đình - và ông ấy muốn đả thông thỏa thuận. Ông Allbritton đã từ chối, giống như ông đã bác bỏ các công bố trước đó của CNN và Reuters.

Những ân oán cũ giữa ông VandeHei, ông Harris và ông Allbritton sau đó sôi sục. Ông VandeHei, ông Allen và giám đốc kinh doanh của ông ty, Roy Schwartz, đã rời Politico và bắt đầu chuyển sang đối thủ Axios. Họ thành công ngay lập tức và trở thành một đối thủ nặng ký. Động thái này đã chấm dứt những gì mà đối với người ngoài cuộc tưởng tượng về tình bạn thân thiết giữa ông Allbritton và ông VandeHei, mặc dù ông Allbritton nói rằng ông không coi đó là chuyện cá nhân.

Allbritton cũng nói rằng ông không coi Axios là một đối thủ cạnh tranh, vì phạm vi của nó "rộng hơn" so với Politico. Ông chỉ vào các bài báo gần đây của Axios trên Apple News về cơn bão đang đến gần New Orleans. Allbritton nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ làm một bài về khí tượng học".

Nhưng việc ông VandeHei ra đi cũng khiến các biên tập lâu năm cũ của ông, với Harris và biên tập viên mới của trang web, Carrie Budoff Brown rơi vào bất ổn. Và khi Axios tiếp nhận những điều mới mẻ nóng bỏng, sự cạnh tranh giữa hai ấn phẩm trở nên gay gắt.

Ông Harris đã dành cả năm tiếp theo để thuyết phục các phóng viên và biên tập viên của Politico không từ bỏ con tàu, trong khi bà Budoff Brown tái cấu trúc lại tòa soạn và làm việc để cải thiện văn hóa nơi làm việc mà một số nhân viên được mô tả là thô lỗ và đôi khi phân biệt giới tính.

Vào tháng 5, ông Allbritton úp mở ông đã biết rằng ông VandeHei đang đàm phán để bán Axios cho Axel Springer. Allbritton bắt đầu đàm phán với người Đức để làm hỏng thỏa thuận của ông VandeHei? Tôi cho rằng đó có thể là một phần nguyên nhân. Và trong bản tin của Politico thông báo về kế hoạch bán hàng, có một câu nói từ ông Allbritton đã gợi ý rất nhiều: “Đặc biệt là trong những năm gần đây,” ông nói, “chúng tôi tập trung vào việc làm hơn là khoe khoang”. Một phát ngôn viên Politico phủ nhận rằng phát ngôn này nhằm vào đồng nghiệp cũ của Allbritton mà nói rằng ông chỉ đơn giản là, sau nhiều năm theo đuổi của Axel Springer, (Allbritton) sẵn sàng thừa nhận rằng ông không có đủ “sức lực” cần thiết để tiếp tục phát triển công việc kinh doanh của gia đình.

Ông nói: “Chúng tôi sẽ tốt hơn nếu ấn phẩm này được chuyển đến tay một công ty toàn cầu lớn".

Vào ngày thông báo, The New York Times đưa tin rằng Axel Springer có thể vẫn theo đuổi một thỏa thuận cho Axios - có lẽ ông VandeHei sẽ là giám đốc điều hành sau khi hai ấn phẩm hợp nhất? Các giám đốc điều hành của Politico ở Washington đã ép công ty Đức thêm một lần đưa ra lời phủ nhận chắc chắn về kịch bản này.

Khi được hỏi tại sao lại chọn Politico thay vì Axios, ông Döpfner đã nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, "Đó là một quyết định dễ dàng khi bạn chọn người ở vị trí số 1". Ông VandeHei gọi việc mua bán này là "tin tuyệt vời" cho các công ty sản xuất báo chí chất lượng.

Khi tôi tìm hiểu kỹ về thỏa thuận, tôi nhận ra rằng phần ấn tượng nhất của toàn bộ vấn đề có thể là hoạt động kinh doanh của Politico vững chắc như thế nào. Việc tăng vọt từ khoảng 250 triệu USD vào năm 2015 lên mức 1 tỉ USD vào năm 2021 có thể một phần là do thị trường sôi động và một phần là do công ty Đức đầy tham vọng muốn đốt số tiền mà họ nhận được khi gã khổng lồ cổ phần tư nhân KKR đầu tư vào năm 2020. Nhưng định giá chủ yếu nằm ở tỷ suất lợi nhuận của Politico.

Thật vậy, sức mạnh của doanh nghiệp không thực sự bắt nguồn từ loại báo cáo chính trị khoa trương, giật gân đã khiến Politico trở thành một tay chơi. Khoảng một nửa doanh thu của nó đến từ một dự án mà ông VandeHei đã khởi động vào năm 2011, một sản phẩm có tên Politico Pro. Nền tảng kỹ thuật số đó - chỉ với 10.000 USD trở lên cho đăng ký hàng năm - giúp bạn cập nhật từng phút về hoạt động nội bộ của Ủy ban Nông nghiệp hoặc Ủy ban Dịch vụ Vũ trang hoặc bất kỳ điều gì khác mà các nhà vận động hành lang và ngân hàng của Washington quan tâm. Số khách hàng đăng ký hợp đồng hai năm có khoảng 5 hay 6 con số và không cần nhiều như vậy để xây dựng một doanh nghiệp truyền thông ổn định và có lợi nhuận đáng ghen tị.

Tỷ suất lợi nhuận là hơn 20% vào năm ngoái và họ dự kiến ​​sẽ đạt 30% trong năm nay với doanh thu khoảng 200 triệu USD, công ty cho biết. Dòng tiền đổ vào đã bù đắp cho những khoản lỗ ban đầu của ông Allbritton. Và ông Allbritton cho biết một động thái hợp lý tiếp theo cho các chủ sở hữu mới: sẽ mở rộng hơn nữa sang lĩnh vực kinh doanh cung cấp nhiều nguồn cấp dữ liệu chuyên biệt thuần túy hơn cho những người nội bộ của Beltway.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bên trong thương vụ 1 tỉ USD bán tờ The Politico cho người Đức