Một số thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các bệnh dị ứng, nhưng kết quả khác nhau theo từng người, theo từng cơ địa cụ thể. Có thể tránh một số thực phẩm gây viêm mũi dị ứng, bao gồm:
Thực phẩm và đồ uống lạnh
Những người bị viêm mũi dị ứng cũng có thể được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, hoặc tạo ra các triệu chứng giống hen suyễn như một đợt cấp. Thực phẩm và đồ uống quá lạnh gây ra co thắt đường thở gọi là co thắt phế quản. Kem, kem sữa và thậm chí uống đá có thể kích thích một cơn co thắt phế quản, dẫn đến một cơn ho và tăng tiết chất nhầy đường hô hấp.
Sữa và những sản phẩm làm từ sữa
Nếu bị viêm xoang thì không nên uống sữa hoặc ăn những thực phẩm làm từ sữa vì sẽ tạo ra đờm trong khoang mũi. Đờm làm phá hủy sự khô ráo trong xoang, làm nghẽn đường thông khí, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Các thực phẩm cay
Những loại thực phẩm làm ợ nóng sau khi ăn này có thể gây ra bệnh viêm xoang, một số vấn đề ở tai, mũi, họng. Theo tiến sĩ Joshua Makower, nhiều yếu tố dẫn đến viêm xoang nhưng tốt nhất nên tránh những thực phẩm có thể gây ra bệnh này trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Trái cây dính phấn hoa
Một số loại trái cây sẽ kích hoạt dị ứng phấn hoa thực phẩm ở người bị viêm mũi dị ứng. Nếu có dị ứng với giống cúc vàng thì nên tránh chuối, dưa hấu và bí ngòi, do các thực phẩm này chứa phấn hoa thực phẩm phân tử tương tự như giống cúc vàng. Phản ứng này thường được giảm nhẹ bằng cách tránh các loại trái cây tươi trong mùa viêm mũi dị ứng.
Thức uống có caffein
Cũng như rượu, loại này có tính lợi tiểu làm mất nước và được xác định là nguyên nhân gây ợ nóng. Soda không chỉ chứa chất caffeine mà còn gây đầy hơi dẫn đến sự hồi lưu axit.
Nước có đường và chất phụ gia
Một trong những liệu pháp chữa trị viêm xoang được các chuyên gia khuyên dùng là uống nhiều nước vì giúp giảm sự bài tiết, thả lỏng các niêm dịch bị xơ cứng và cải thiện tình trạng khô ráo. Các loại nước ép cũng được khuyên dùng nhưng nên tránh những loại chứa đường và chất phụ gia vì sẽ gây xơ cứng.
Thực phẩm giúp giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi dị ứng
Rau quả giàu vitamin C
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chính là nguyên tắc chung trong việc phòng tránh mọi bệnh tật, trong đó có viêm mũi dị ứng. Vitamin C trong Ớt chuông, cà rốt, sơ ri, bưởi, khế… sẽ rất tốt cho người bị viêm mũi dị ứng.
Thực phẩm có tính ấm
Gừng, tỏi, hành… chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Bên cạnh đó một số món ăn có công dụng bổ phế âm như: gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ… cũng được khuyên nên dùng trong thực đơn hàng ngày.
Các cây gia vị có tinh dầu
Rau mùi, bạc hà, ngổ, rau thơm… là những cây rau sống quen thuộc trong các món ăn hàng ngày; ngoài ra còn có tác dụng tốt với bệnh viêm mũi dị ứng.
Thu Thủy (t/h)