Một lời giải thích cho mức độ rủi ro thấp là trong các khoang máy bay hiện đại, cứ 2-3 phút là không khí lại được thay tuần hoàn và hầu hết các máy bay đều được trang bị bộ lọc không khí được thiết kế để giữ 99,99% các vi hạt.

Bí quyết hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm COVID-19 khi đi máy bay

Anh Tú | 21/08/2020, 17:03

Một lời giải thích cho mức độ rủi ro thấp là trong các khoang máy bay hiện đại, cứ 2-3 phút là không khí lại được thay tuần hoàn và hầu hết các máy bay đều được trang bị bộ lọc không khí được thiết kế để giữ 99,99% các vi hạt.

Ngồi chen chúc giữa nhữngngười lạ trên máy bay khiến bạn cảm thấy thấp thỏm gấp bội trong thời điểm đại dịch COVID-19.Nhưng theo một số chuyên gia, có rất ít trường hợp được ghi nhận về sự lây truyền trong chuyến bay. Nói cách khác, nguy cơ nhiễm COVID-19 khi đang bay thực sự là tương đối thấp.

Nỗi sợ hãi đi máy bay trong thời kỳ đại dịch đã làm giảm đáng kể lưu lượng hàng không toàn cầu, vốn cũng bị hạn chế do đóng cửa biên giới. Theo các tuyên bố khoa học mới được nêu, nguy cơ lây cao hơn khi lên máy bay có thể là vô căn cứ.

Trong chuyến bay ngày 3.3 từ Mỹ đến Đài Loan có 12 hành khách mang triệu chứng nhiễm coronavirus. Sau đó, khoảng 328 hành khách và thành viên phi hành đoàn đã được xét nghiệm coronavirus và tất cả đều cho kết quả âm tính.

Và mặc dù đã có những trường hợp hành khách bị nhiễm vi rút lây sangcho hành khách hay phi hành đoàn trên những chuyến bay trong những tháng gần đây, nhưng tỷ lệ lây truyền vẫn thấp.

Một lời giải thích cho mức độ rủi ro thấp là trong các khoang máy bay hiện đại, cứ 2-3 phút là không khí lại được thay tuần hoànvà hầu hết các máy bay đều được trang bị bộ lọc không khí được thiết kế để giữ 99,99% các vi hạt.

Trong khi đó, các giao thức an toàn cũng được áp dụng, chẳng hạn như cho tất cả hành khách và phi hành đoàn đeo khẩu trang, kiểm soát nhiệt độ, hạn chế di chuyển trong suốt chuyến bay cũng như vệ sinh cabin kỹ lưỡng hơn.

Arnold Barnett, giáo sư thống kê tại Trường Quản lý Sloan của Viện Công nghệ Massachusetts, đã cố gắng xác định tỷ lệ nhiễm vi rút khi đang ở trên một chuyến bay ngắn trong một nghiên cứuxem xét lợi ích của phương thức bỏtrống ghế giữa.

Nên tránh ngồi ghế giữa?

Theo phát hiện của ông, dựa trên các chuyến bay đường ngắn ở Mỹ trên các máy bay có cấu tạo 3chỗ ngồi ở hai bên lối đi, chẳng hạn như Airbus 320 và Boeing 737 - và giả sử mọi người đều đeo khẩu trang- thì nguy cơ mắc vi rút trên một chuyến bay đầy chỗ chỉ là 1 trên 4.300. Tỷ lệ đó giảm xuống còn 1 trên 7.700 nếu ghế giữa bị bỏ trống.

Ông nói với CNN Travel: “Hầu hết mọi thứ hiện nay đều nguy hiểm hơn so với trước COVID và hàng không cũng không ngoại lệ.

Bạn gặp nguy hiểm nhiều hơn từ những người ngồi cạnh bạn trong cùng hàng ghế và ở mức độ thấp hơn từ những người ở hàng sau và hàng trước. Theo thống kê, ghế bên cửa sổ an toàn hơn một chút so với ghế ở giữa hoặc ghế ở gầnlối đi trên máy bay đã kín chỗ. Nhưng nó không phải là một sự khác biệt lớn".

Giáo sư Barnett ủng hộ mạnh mẽ phươngsách đểtrống ghế giữa, đã được áp dụng bởi các hãng hàng không như Delta Air Lines, Southwest Airlines và JetBlue Airways.

Tuy nhiên, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) mô tả cách tiếp cận này là "không khả thi về mặt kinh tế" đối với các hãng hàng không.

Alexandre de Juniac, Tổng giám đốc của IATA tháng trước tuyên bố: “Khám sàng lọc, dùng tấm chắn che mặt và đeo khẩu trang là vài trong nhiều biện pháp mà chúng tôi đang đề xuất. Tuy nhiên, để trống ghế giữa thì không".

Ông De Juniac tiếp tục đề xuất rằng xét nghiệm COVID-19 có thể được thực hiện trên quy mô lớn và hộ chiếu miễn nhiễm cũng có thể được đưa vào như các biện pháp an toàn sinh học tạm thời.

Ông nói thêm: “Chúng ta phải đạt được một giải pháp mang lại cho hành khách sự tự tin khi đi máy bay và giữ cho chi phí bay ở mức vừa phải. Hy sinh lợi ích kinh tếhay hy sinh an toàn đều sẽ không có lợi về lâu dài".

Mặc dù các hãng hàng không khác nhau có đôi chútbiện pháp khác nhau, nhưng hướng dẫn chung cho hành khách là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và làm thủ tục trực tuyến để giảm thiểu rủi ro trong quá trình bay.

Nên đeo tấm chắn

Tuy nhiên, Barnett khuyến cáo du khách nên tiến xa hơn một bước bằng cách đeo tấm chắn (ở Việt Nam còn gọi là tấm chắn giọt bắn).

Ông nói: “Có rất nhiều thứ có thể được thực hiện để giảm thiểu rủi ro, dù là nhỏ nhất đi chăng nữa. Một tấm che mắt, mũi và miệng của bạn sẽ làm giảm nguy cơ khiến bạn bị lây nhiễm từ người khác.Khoa học luôn thay đổi mỗi ngày, nhưng tôi hiểu là, nếu bạn đeo khẩu trang, việc đó sẽ giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, khẩu trang không bảo vệ bạn nhiều như vậy trong khi tấm chắn lại sẽ bảo vệ bạn. Nếu bây giờ tôi chuẩn bị bay, chắc chắn tôi sẽ đeotấm chắn".

Quan điểm này phần nào được nghiên cứu mới từ Đại học Edinburgh và Đại học Heriot-Watt của Vương quốc Anh ủng hộ. Các nghiên cứu kết luận rằng việc sử dụng tấm chắn bảo vệ cá nhân thayviệc đeo trước khẩu trang sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm COVID-19

Theo báo cáo "Che phủ khuôn mặt, phân tán khí dung và giảm thiểu nguy cơ lây truyền vi rút", các tia khí có thể rò rỉ từ hai bên và phía sau cũng như mặt trước của khẩu trang.

Báo cáo khuyến nghị rằng ghế ngồi trên máy bay nên được trang bị vách bảo vệ cá nhân (PPW) có thể được gắncố định vào phía sau và hai bên của bất kỳ ghế nào trên máy bay.

Khuyến nghị của chúng tôi là các hãng hàng không nên bắt buộc sử dụng khẩu trang và nếu được sử dụng kết hợp với PPW và vệ sinh PPW thường xuyên thìnguy cơ nhiễm COVID-19 được giữ ở mức tối thiểu", đồng tác giả của báo cáo, tiến sĩ Cathal Cummins khẳng định. "Nếu cả ba biện pháp thực hiện đồng thời, các hãng hàng không có thể tăng cường bảo vệ hành khách".

Vào tháng 7 vừa rồi, Qatar Airways trở thành hãng hàng không đầu tiên đưa ra quy định bắt buộc hành khách phải đeo tấm che mặt ngoài việc đã cókhẩu trang hoặc khăn che mặt.Các tấm chắn do hãng cung cấp là bắt buộc đối với hành khách hạng phổ thông, trừ khi họ đang ăn uống, trong khi những hành khách đi hạng thương gia có thể đeo chúng "theo ý mình, vì họ được hưởng nhiều không gian và sự riêng tư hơn".Tuy nhiên, tất cả hành khách phải đeochúng khi lên và xuống máy bay.

Hãng Philippines Airlines đã làm như vậyvào đầu tháng 8, điều này hứa hẹncác hãng hàng không khác có thể chọn thực hiện quy định trên trong tương lai.

Trước khi lên máybay, khách củahãng Qatar Airways sẽ được cấp bộ dụng cụ bảo vệ bao gồm tấm che mặt, nước rửa tay, khẩu trang y tế và găng tay dùng một lần.

Mặc dù rõ ràng rằng những biện pháp phòng ngừa như vậy có thể hạn chế đáng kể nguy cơ lây nhiễm, vốn đã tương đối mong manh, nhưng đối với một số du khách, bất kỳ mức độ rủi ro nào cũng làm họ sợ hãi, nhất là những người dễ bịtổn thương.

Ngay cả ông Barnett dù hiểu nguy cơ lây nhiễm thấp nhưng cũng quyết định hạn chế bay. Ở tuổi 72, Barnett có nguy cơ nhiễm vi rút cao hơn, đó là chưa kểnam giới có nguy cơ tử vong dovi rút cao hơn phụ nữ. Barnett thừa nhận:“Tôi hơi nhớ những chuyến bay. Tôi nghĩ rằng bay rất thú vị nhưng là trong điều kiện bình thường với độ an toàn đảm bảo. Giờ là thời điểm bất bình thường”.

Anh Tú (theo CNN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí quyết hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm COVID-19 khi đi máy bay