Xuất hiện trên mạng xã hội Vitalk, bài viết Bí quyết sống sót ở Sài Gòn với 10.000 đồng của tác giả Tuệ Nghi đáng để mọi người đọc qua một lần để được tiếp thêm nghị lực sống, ý chí phấn đấu cũng như định hình lối sống tích cực hơn trong xã hội tràn ngập vấn đề tiêu cực, trọng vật chất như hiện nay.
>>Công Phượng sang Real hay Arsenal, Lee Nguyễn ngăn cản!
>>Bí quyết đăng quang Hoa khôi Áo dài Việt Nam của Lan Khuê
>>Bị gọi là ‘cave của năm’, Tóc Tiên tung ảnh bán nude
>>Mua xế hộp 6 tỉ cho Angela Phương Trinh, bác sĩ đại gia bị lừa tình?
>>Website nước ngoài ca ngợi ‘thánh chụp ảnh’ Việt Nam
>>Clip thầy bói xem chỉ tay khám ngực gái xinh
>>Giả đại gia dụ “hot girl ăn trộm” đi nhà nghỉ sau 2 giờ
>>Bị bạn gái bỏ vì... đứt cáp quang AAG
Bí quyết sống sót ở Sài Gòn với 10.000 đồng của Tuệ Nghi như sau:
Thỉnh thoảng, nhiều bạn than phiền với tôi rằng thật khó lòng để làm gì với số tiền từ 5 đến10 triệu đồng ở giữa đất Sài thành nhộn nhịp này, muốn bắt tay vào khởi nghiệp thì phải có vài ba trăm triệu mới được. Cũng không ít bạn than phiền rằng bố mẹ gửi tiền ít quá, không đủ sinh hoạt ở nơi đắt đỏ bậc nhất nước.
Tôi thường suy nghĩ về những câu hỏi vu vơ như thế và ngẫm rằng có lẽ các bạn bất hạnh hơn tôi rất nhiều. Bất hạnh vì các bạn còn có thứ để chọn lựa, khi mà người ta còn có để cân, đo, đong, đếm thì không bao nhiêu là đủ, vì thế mà chưa thể chạm được đến giới hạn tiềm năng bên trong mỗi người.
Mùa hè năm 2008, tôi đến Sài Gòn. Trên những chiếc xe buýt nồng nặc mùi người, mùi hối hả là tôi của tuổi 15, ngây ngô và khờ dại thật sự. Tôi mất định hướng, tôi khóc ầng ậc mỗi khi nghe người ta nhắc đến ba, đến mẹ.
Chuyến xe buýt cuối cùng kết thúc sau một lần bị lừa thì cũng là lúc tôi và mẹ chỉ còn mười mấy nghìn đồng để chia nhau. Không nhà ở, không thức ăn, không phương tiện đi lại, không người thân. Chúng tôi chỉ có đôi chân để đi và đôi tay để làm việc.
Tôi xin phụ bán hàng, xin được ngủ lại và được ăn cơm hai bữa mỗi ngày. Giờ đây mọi người ít thấy tôi ăn sáng, chẳng phải tôi ỏng eo kén chọn mà là bởi vì dạ dày tôi quen rồi. Quen từ thời phải tiết kiệm từng bữa sáng nên bây giờ sướng không quen, ăn vào đau dạ dày.
Chủ cửa hàng đuổi vì tôi cứ trốn vào nhà kho mà khóc rưng rức, tôi lại ôm bọc quần áo, lội bộ hàng mấy cây số để xin việc khác. Tôi không biết vì sao mà lúc đó trong tâm trí tôi không có suy nghĩ việc từ bỏ hay lạy lục xin xỏ, dù rằng tôi cũng có nhiều họ hàng khá giả.
Để tồn tại được ở Sài Gòn, tôi phải trải qua rất nhiều công việc.
Tôi vẫn muốn đi học, vào đại học là niềm hy vọng duy nhất của tôi vào thời điểm lúc bấy giờ. Nhưng ngôi trường ở trung tâm giáo dục thường xuyên là nỗi ám ảnh của những đứa gà mờ như tôi.
Tôi bị đánh, bị nhấn đầu vào bồn cầu, bị đe nẹt uy hiếp hằng ngày bởi những đàn chị trong trường. Nhưng tôi vô liêm sỉ đến mức không từ bỏ, vẫn vác mặt đến học. Tuổi ăn tuổi ngủ lại thiếu thốn, lần đầu tiên tôi biết thế nào là sự nhục nhã đến cùng cực khi nhặt lại hộp phở xào dang dở của con gái chủ tiệm vứt vào thùng rác cạnh lối đi.
Tôi không đi chơi, không quà vặt, không ra tiệm internet để chát chít sau giờ làm như những người làm cùng. Tháng lương đầu tiên, có thêm ít thưởng, chúng tôi thuê được chỗ ở do chính mình tự trả tiền, có thể ăn thêm những bữa ăn ngoài. Trong tôi lúc đó không còn là ước mơ nữa mà là sự tham vọng, tôi nuôi dưỡng nó ngày qua ngày, tháng qua tháng, mọi thứ tồi tệ đến với tôi đều chỉ là động lực, tuyệt nhiên không bao giờ có sự trách cứ.
Và tôi vẫn sống. Đến bây giờ... tại đất Sài thành rộng lớn này từ những ngày xa xưa khốn khó cho đến ngày khá khẩm hơn. Tôi vẫn giữ nguyên nhiều thói quen trong đó có thói quen ăn hết đồ trong dĩa của mình (ăn không hết thì sớt qua cho người khác ăn).
Vì sao tôi sống được với 0,5 USD ở tuổi 15? Vì tôi có hy vọng, hay nói khác hơn là tham vọng. Cuộc sống này nếu chúng ta không có hy vọng, thì dù 100 triệu hay 100 tỷ cũng chẳng thể làm được gì một cách hiệu quả.
Không phải Sài Gòn đã bớt đắt đỏ hơn, cũng không phải tôi mạnh mẽ hay may mắn hơn, chỉ là do các bạn còn sự lựa chọn, còn được đong đếm. Hãy sống và làm việc như thể chỉ cần ngưng lại các bạn sẽ chết, sẽ đói, sẽ không có ai dang tay ra cứu vớt, hãy tạm quên đi những sự trợ giúp xung quanh mình (dù có).
Bản năng trời phú cho con người chính là bản năng sinh tồn, bao nhiêu sống cũng được, ở đâu cũng sống được, còn hy vọng là còn tất cả. Ngày trước tôi có một talkshow với tên là "Đạp lên thử thách…", nhiều người vào chỉ trích tôi dùng từ "thô lỗ". Tôi chỉ cười, nhưng tôi không sửa. Vì với tôi, với riêng tôi thôi, thử thách là thứ phải đạp lên vì cuộc đời vốn không công bằng như truyện cổ tích.
17 tuổi thành lập công ty riêng và 19 tuổi kết hôn, Tuệ Nghi từng nhận giải thưởng Nhân tố mới trẻ nhất thời đại Hồ Chí Minh 2013, Doanh nhân Tiên Phong – Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2013 và Ngôi sao kinh doanh, lãnh đạo xuất sắc Châu Á – Thái Bình Dương 2013.
14 tuổi vào Sài Gòn, Tuệ Nghi kể cô thích sự nghiệp nghệ thuật. Lúc đó, cô chỉ nghĩ đơn giản rằng đứng trên sân khấu, nổi tiếng thì sẽ có tiền lo cho mẹ, có nhà, có xe như những người nổi tiếng mà cô được xem qua báo chí, ti vi. Mong muốn được "đổi đời" đã khiến mẹ con Nghi còn bao nhiêu tiền thì đưa hết cho một công ty giải trí, với lời hứa sẽ lăng xê cho Tuệ Nghi nổi tiếng. Sau khi thu tiền, họ bảo về đợi họ gọi đi chụp ảnh quảng cáo, đi đóng phim.
"Hai mẹ con tôi ra về, đi xe bus và ăn cơm từ thiện 2.000 đồng nhưng lòng khấp khởi mừng vui. 1 tuần rồi 2 tuần, đợi mãi vẫn không thấy được gọi, tôi gọi lại cho số di động ngày trước vẫn liên lạc thì khoá máy, đến tận nơi thì trụ sở đã dọn đi. Sau đó cũng có nhiều ông bầu tìm đến với những lời hứa hẹn, nhưng tôi biết mình phải làm gì. Tôi đi xin việc làm thuê ngay lập tức mà không mù quáng chạy theo những hư ảo nữa. Tôi bắt đầu con đường kinh doanh ngay sau đó".
Sau khi nhập lụa từ Hà Nam vào TP. HCM bán, Tuệ Nghi bắt đầu có những người bạn hàng mới. Năm 2009, cô xuất khẩu lụa và các sản phẩm lụa sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản thông qua khách hàng của các kênh thương mại điện tử. Cũng trong năm này, Tuệ Nghi nắm bắt được xu hướng thị trường điện thoại di động ưa chuộng các mặt hàng kiểu dáng đẹp và giá thành rẻ, cứ có 2 người thì có 1 người sở hữu điện thoại di động, lại được giới thiệu nguồn hàng để buôn sỉ mặt hàng này nên cô bắt đầu kinh doanh song song cả hai lĩnh vực.
Sau sự việc đó, cô bé chuyển hướng đi và duyên với kinh doanh bất động sản. Tuệ Nghi chia sẻ: "Năm tôi 17 tuổi, sau một thời gian không quan tâm, cậu ruột cũng bắt đầu đoái hoài tới mẹ con tôi và số vốn mà cậu cho 2 mẹ con là 1 căn nhà tại huyện Hóc Môn. Căn nhà bán được 85 triệu đồng. Từ đó, tôi nảy ra ý định đầu tư kinh doanh nhà ở cho người thu nhập thấp. Mua lại những căn nhà nhỏ, xuống cấp ở vùng ven, tu sửa lại và bán với mức giá dao động từ 90 - 250 triệu đồng. Tôi quan niệm dù bất động sản cao cấp chết nhưng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp thì lúc nào cũng cần".
Sau 4 năm làm việc cật lực, Tuệ Nghi thành lập công ty vào năm 2011 nhằm chuyên nghiệp hóa việc kinh doanh.
>>Bị chê gò má cao, Hoa khôi Áo dài Việt Nam nói gì?
>>Ảnh đời thường Hoa khôi Áo dài Việt Nam
>>Bị tai nạn vì chạy trăm km tặng quà cho bạn gái vô tình
>>Clip chàng trai Việt bị gái đánh tơi tả giữa phố
>>Lời kêu gọi cứu Táo quân 2015 lan tỏa khắp Facebook
>>Gái xinh 9X trộm ĐTDĐ của người thân DJ Tít và Trang Trần
>>Phở Đặc Biệt phá sạch của cải , bố mẹ không trách cứ
>>Siêu xe máy như phi thuyền ở Hà Nội, ô tô chế từ 2 xe tay ga
>>Nữ sinh Việt ngủ trong lớp gây bão Facebook vì quá xinh