Trà là loại thức uống rất phổ biến đối với người Á Đông, vừa có tác dụng làm ấm cơ thể vừa giúp tĩnh tâm, thư thái. Tuy nhiên, Bệnh cao huyết áp có nên uống trà không ?.
Chất caffein trong lá trà không những khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc.
2. Mắc bệnh gan
3. Người suy nhược thần kinh
Caffein trong trà có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh. Khi thần kinh suy nhược nhưng vẫn uống trà đặc vào buổi chiều và tối, sẽ dẫn tới mất ngủ, khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Người bệnh nên uống trà hoa vào buổi sáng và trà xanh và trưa muộn để có được tinh thần tỉnh táo phấn chấn.
4. Người bị loét dạ dày
Ngoài ra, trà đen pha đường, sữa góp phần làm tiêu viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày, cũng có tác dụng nhất định đối với bệnh loét. Đặc biệt, uống trà còn có thể ngăn chặn sự tổng hợp của các hợp chất nitroso trong cơ thể, phòng ngừa đột biến tiền ung thư.
5. Người suy dinh dưỡng
Lá trà có chức năng phân giải chất béo. Vì vậy, thức uống này không thích hợp với người suy dinh dưỡng và nếu cố tình sử dụng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
6. Người bị thiếu máu
7. Bệnh nhân sỏi tiết niệu
8. Bệnh nhân động mạch vành
Đối với người mắc bệnh động mạch vành có nhịp tim nhanh, đập sớm hoặc rung tâm nhĩ, chất caffein, theophylline trong trà gây hưng phấn, có thể tăng cường chức năng của tim, uống quá nhiều trà đặc sẽ khiến bệnh tái phát hoặc tăng nặng.
Do đó những người bệnh nhóm này chỉ có thể uống trà loãng nếu muốn. Nếu người bệnh có nhịp tim thường dưới 60 lần/phút nên uống nhiều trà để nâng cao nhịp tim, có tác dụng phối hợp trị liệu với thuốc.
9. Bệnh nhân cao huyết áp
10. Uống trà khi say rượu
11. Cẩn thận khi uống thuốc bằng nước trà
Thuốc có nhiều loại với các tính năng khác nhau. Có nên dùng trà để uống thuốc, hiện vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Theo các chuyên gia Trung Quốc, trong lá trà có chứa tannin, theophylline. Đó là những chất gây phản ứng hóa học với một số loại thuốc. Vì vậy, dùng trà để uống thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc bổ máu có chứa sắt hoặc thuốc có chứa protein sẽ khiến tác dụng của thuốc bị hạn chế.
Một số thảo dược Đông y như ma hoàng, câu đằng, hoàng liên cũng không nên uống cùng với nước trà. Ngoài ra, trong dân gian thường cho rằng khi uống các loại thuốc bổ như nhân sâm cũng không nên uống trà.
12. Tránh uống trà khi bụng đói
13. Không uống trà để qua đêm
14. Không uống nước trà đầu
Hiện nay, trong quá trình trồng, gia công, đóng gói, lá trà khó tránh khỏi bị nhiễm thuốc sâu, phân hoá học, đất cát. Nước trà đầu nên để rửa trà, nên đổ bỏ đi sau đó nhanh chóng cho nước sôi vào lại, để đảm bảo vệ sinh.
15. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên uống trà
Trong lá trà chứa nhiều Polyphenol, caffein, nhân tố bất lợi đối với sự phát triển của thai nhi, vì vậy thai phụ chỉ nên uống ít hoặc không uống trà. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà đặc. Lượng caffeine trong trà sẽ vào sữa mẹ, gây hung phấn khiến trẻ ngủ ít và quấy khóc nhiều.