Nếu không thành công, BlackBerry Priv có thể sẽ là dấu chấm hết cho BlackBerry trên thị trường smartphone.
Trong một cuộc phỏng vấn vào hôm qua tại hội nghị Code/Mobile, Giám đốc điều hành BlackBerry – John Chen đã chia sẻ một số điều rất thú vị liên quan đến tương lai của công ty, về sản phẩm smartphone sắp tới.
Dựa trên báo cáo thu nhập gần đây nhất của BlackBerry, trong đó khẳng định rằng công ty chỉ bán được 800.000 điện thoại trong quý II của năm. Có vẻ như BlackBerry đặt hy vọng cao vào Priv.
CEO John Chen cũng cho biết mục tiêu của BlackBerry là bán ra khoảng 5 triệu thiết bị trong một năm, đó là sự cần thiết hàng đầu cho việc kinh doanh có lợi nhuận. Nếu Priv không thể đáp ứng được như kỳ vọng, Chen nói rằng ông không thể tưởng tượng được vào tương lai của BackBerry trên thị trường smartphone. Nói cách khác, nếu BlackBerry Priv không thành công, thì đây có thể đặt dấu chấm hết cho BlackBerry trong dòng điện thoại thông minh. Rõ ràng, chiếc BlackBerry Priv chạy Android sắp ra mắt sẽ gách vác một trách nhiệm rất nặng nề.
BlackBerry Priv sẽ chạy hệ điều hành Android. Về các tính năng của Priv, hãng sẽ đưa nhiều công nghệ bảo mật của riêng mình lên trên sản phẩm, tuy nhiên công nghệ bảo mật di động tương tự như Knox của Samsung cũng được tích hợp. Ông Chen nói rằng điện thoại của mình sẽ vượt trội về thời lượng pin, khả năng nhập văn bản từ bàn phím vật lý…
Mặc dù trước đây BlackBerry Priv được nhắm vào người dùng là doanh nhân, do tính năng bảo mật của nó, thì bây giờ, BlackBerry Priv sẽ là một sản phẩm mang mục đích đánh vào phân khúc cao cấp của thị trường điện thoại thông minh.
Nhận xét của ông Chen về tương lai của BlackBerry được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Giám đốc điều hành Sony thông báo rằng công ty của ông có thể dừng sản xuất điện thoại thông minh nếu năm 2016 bộ phận smartphone của Sony không mang về được lợi nhuận.
Nguyễn Vy (tổng hợp)
>> IS tuyên chiến với Tổng thống Putin, dọa tấn công ở Nga >> Phá thai phải chứng minh bị hiếp dâm?
>> Theo chân Đàm Vĩnh Hưng đi săn hàng hiệu giảm giá
>> Kỳ 32: Những “lừa dối hào nhoáng” của Mao Trạch Đông